TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Dinh dưỡng và sự phát triển não bé ở trẻ em?

Sự phát triển tâm thần vận động trẻ em diễn biến song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung. Khi sinh ra hệ thần kinh kém phát triển nhất so với cơ quan khác .

Sự trưởng thành tiếp tục trong năm năm đầu. Bộ não trẻ sơ sinh nặng 300-500 gram, ở trẻ 15 tuổi não nặng 1200-1400 gram tương đương với não người lớn, đó là kết quả của myelin hoá. Myelin là hợp chất gồm chất protit và chất lipid( aminomono phosphatide).

Dinh dưỡng trẻ em phải đảm bảo 3 yêu cầu:

- Đủ số lượng và chất lượng. Không những đảm bảo năng lượng cho hoạt động sống mà phải đảm bảo đủ các chất cho sự phát triển lớn lên của cơ thể.
- Đủ các chất cần thiết như chất bột đường, chất đạm, chất bÐo, muối kho¸ng, chất vitamin, yếu tố vi lượng, nước, oxy.
- Các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối theo lứa tuổi.

1. Nhu cầu năng lượng.

- Trẻ dưới 1 tuổi: 100 - 200 Kcal/Kg/ngày
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là chất bột đường, có ở trong gạo, bột mỳ, khoai, đường mật, một gram cho 4 Kcal.

- Nhu cầu chất bột đường 10 - 15g/kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal

Chất béo: một gram cho 9 Kcal
Chất đạm: một gram cho 4 Kcal

2. Nhu cầu chất đạm

Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng, chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt .
- 100 gram thịt cá nạc cung cấp trung bình 20gram đạm.
- Số lượng 2-3 gram/kg/ngày.
- Người lớn 1gram/kg/ngày.

3. Nhu cầu chất béo (lipid)

60% thành phần của não là chất béo, axit photpho chứa nhiều nhất trong não. Chất này không chuyển thành năng lượng mà nó tạo thành chất myelin góp phần dẫn truyền thông tin.
Dầu, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo chuỗi dài và không nọ rất cần cho sự phát triển, tăng trưởng não bộ.
Axit béo để hoà tan các vitamin A, D, E, K.

4. Nhu cầu sinh tố (vitamin)

Trong các vitamin thì vitamin A, B1, B2, B12, C, E là các vitamin mà não trực tiếp cần đến.

- Vitamin A liên quan đến sự hợp thành abbumin của hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin A mắt sẽ nhìn không rõ. Vitamin A có nhiều trong gan gà, lươn, lá tía tô, rau chân vịt, rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, trứng gà.

- Vitamin B1: là chất không thể thiếu được cho sự phát triển của não và khả năng tư duy. Có nhiều trong gạo, con men, lạc, nấm, thịt lợn, hạt đậu, đậu tằm, sữa tách bơ, tỏi.

- Vitamin B2: Đường Gluco được dùng làm nguồn năng lượng cho não, khi đường Glucô tiến hành quá trình trao đổi chất, cần một lượng Vitamin nhóm B rất lớn. Vitamin B2 có nhiều trong men, gan bß, gan lợn, thịt gà, xúc xích thịt cá, cá tươi, sữa bò, cá chạch, lá su hào.

- Vitamin B6: Chủ yếu liên quan đến quá trình trao đổi chất của An-bu-min, có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não, có nhiều trong các loại cá, hạnh đào, yến, hạt đậu, , gạo chưa giã.

- Vitamin B12: Nếu thiếu Vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được ôxy và các chất dinh dưỡng. Nó có trong gan bò, gan lợn, sữa tách bơ, dê, cá trích.

- Vitamin C: Là nguyên tố rất cần thiết cho việc hợp thành và liên kết các tế bào não. Nó có trong rau cần hà lan, cải bắp, súp lơ, ớt tròn, lá su hào, cải dầu, rau chân vịt, quả hồng ngọt.

- Vitamin E: Có thể cản trở quá trình lão hoá của não. Có nhiều trong hạt đậu, lạc, đậu đất, v­ng đen, trứng gà, bánh mì, bột tiểu mạch, gan bò, đậu Hà Lan.

5. Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng.


Sắt: Cấu thành các sắc tố hồng cầu. Nhiệm vụ chính của nó là đưa ô-xy lên não. Có nhiều trong rau câu, cá, tôm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt,, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v..
Canxi: Có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Có trong tôm khô, cá khô, hải thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới, v..v..

Phốt pho: 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não. Có trong gạo, cá khô, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác.
Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hàu, rau câu, con men, thịt lợn, chân giò, cam lộ, hạt đậu, nấm, sò biển v..v..

Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ôxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.

Con men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn.

Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hoá các chất dung môi. Có chứa trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khô.

6. Nhu cầu về nước

Trẻ sơ sinh nước chiếm 75% khối lượng cơ thể, trẻ lớn chiếm 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên cần cung cấp hàng ngày đủ nước cho trẻ em.
Trẻ nhỏ trung bình 120 - 150ml/Kg.
Trẻ lớn 50ml/Kg. Trời nóng cần gấp 2 gấp 3.

7. Tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn.

- Chất đạm 10 - 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%)
- Chất béo 30 - 40%, trong đó chât béo thực vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào.
- Chất bột đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường
Tóm lại: Sự phát triển của não tức phát triển tinh thần vận động trẻ em, cần được dinh dưỡng đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, chất khoáng, nước hàng ngày.

PGS.TS. Ninh Thị Ứng

Khoa Thần Kinh- Bệnh viện Nhi Trung ương

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: dau hieu nhiem hiv, dấu hiệu nhiễm hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ ngày đầu tiên của bé

I. Vai trò của răng miệng

Răng miệng là cơ qua mang chức năng đầu tiên của bộ máy tiêu hoá, trẻ có răng miệng tốt sẽ đảm bảo tiêu hoá tốt. Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho tăng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ.

II. Các bệnh phổ biến về răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1.      “Nanh

Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính

Biểu hiện lâm sàng:

-      Là những nang nhỏ kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú

Xử trí

-      Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng

-      Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh

2.      Tưa miệng

Triệu chứng

-      Có những mảng trắng bám như sữa bám vào niêm mạc miệng

-      Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miêng và hạ họng

-      Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu

Xử trí

-      Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần


Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1. Là thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ

Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung can xi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng

Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa

Từ 6 tháng đến 3 tuổi

Hàm trên:

-      2 răng cửa giữa: 7 tháng

-      2 răng cửa bên: 9 tháng

-      2 răng nanh: 18 tháng

-      2 răng cối nhỏ: 14 tháng

-      2 răng cối lớn: 24 tháng

Hàm dưới

-      2 răng cửa giữa: 6 tháng

-      2 răng cửa bên: 7 tháng

-      2 răng nanh: 16 tháng

-      2 răng cối nhỏ: 12 tháng

-      2 răng cối lớn: 20 tháng

2. Viêm loét miệng

Lâm sàng:

-      Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém

-      Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu

-      Trẻ bỏ ăn vì đau miệng

Xử trí

-      Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn

-      Cho kháng sinh toàn thân kết hợp

-      Cho thuốc giảm đau

-      Bôi thuốc chữa viêm loét

3. Viêm lợi cấp

Thường gặp ở trẻ 6 tháng- 3-4 tuổi xuất hiện sau sốt mọc răng

Lâm sàng:

-      Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.

-      Tại chỗ: các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu

Xử trí

-      Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết ( vì lợi đang viêm cấp)

-      Đưa tới bác sĩ RHM điều trị và hướng dẫn chăm sóc

4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính

Nguyên nhân: Thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân bệnh có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi

Lâm sàng:

Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí:

Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt

Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác  sĩ TMH

5. Sâu răng, viêm tuỷ răng và Abse răng

Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng

Biểu hiện lâm sàng

Sâu men: ( men bị axit phá hủy)

-      Răng ê buốt nhẹ thoáng qua

-      Xử trí : đánh răng thuốc có Fluor

Sâu ngà: ( axit phá hủy xuống ngà răng)

-      Trẻ bị ê buốt nhiều khi do uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai

-      Xử trí: Phải đi hàn răng

Biểu hiện lâm sàng:

Viêm tủy: sâu răng nặng đã lan tới tủy răng

Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm

-      Xử trí : chữa tủy răng

Biểu hiện lâm sàng:

Viêm cuống răng- abse lợi vùng răng tương ứng

-       Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau

Xử trí

-      Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng

-      Răng vĩnh viễn: cố gắng chữa răng bảo tồn.

Giai đoạn từ 6 tuổi-12 tuổi

Viêm lợi

Biểu hiện lâm sàng:

-      Hơi thở hôi

-      Lợi chảy máu khi đánh răng

-      Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng

-      Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng

-      Ấn tay: có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng

Xử trí:

-      Vệ sinh răng miệng sáng tối,

-      Lấy sạch cao răng

-      Thuốc điều trị viêm lợi

-      Kháng sinh chống nhiễm trùng ( Theo chỉ định của bác sĩ RHM)

Thiểu sản men răng

Biểu hiện: răng mất men, gồ ghề

Màu vàng xám

Dễ mủn nát và gãy răng

Xử trí

-      Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu

-      Cho bổ sung thêm canxi ( theo chỉ định của bác sĩ TMH)

Răng mọc lệch lạc

Nguyên nhân:

-      Do cung hàm quá hẹp

-      Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ

-      Do nhổ răng sữa sớm-> xô lệch răng

Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ

Xử trí:

-      Nhổ răng sữa

-      Chỉnh nha thẩm mĩ ( theo chỉ định của bác sĩ TMH)

Cách chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng

1.      Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc 3 tuổi

2.      Dùng kem đánh răng có Flour

3.      Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

4.      Ăn uống đủ chất: đặc biệt là bổ sung can xi (theo chỉ định của bác sĩ RHM) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng

BS.Nguyễn Nguyệt Nhã

Khoa TMH-Mắt-RHM - Bệnh viện Nhi Trung Ương

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Viêm tiểu phế quản- Khi nào thì cần đưa trẻ đi viện?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm cấp tính đường hô hấp dưới  xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là ở trẻ dưới 6 tháng. Bệnh diễn tiến với triệu chứng ho, khò khè, chảy mũi, sốt nhẹ  trước vài ngày, sau đó nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Đa số do nhiễm virus hô hấp hợp bào (Respiratory syncitial virus) . Điều trị chủ yếu là bù dịch, cho uống nhiều nước, thở Oxy nếu suy hô hấp và tập vật lý trị liệu hô hấp.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Ở các phòng khám nhi khoa , số lượng trẻ < 1 tuổi đến khám vì khò khè ngày càng nhiều,  đa số được chẩn đoán là Viêm tiểu phế quản. Trong đó  nhiều trẻ phải nhập viện vì có nguy cơ diễn tiến đến suy hô hấp cấp .

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý cấp tính đường hô hấp dưới xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Virus xâm nhập đường hô hấp gây tăng tiết đàm nhớt, bít tắc đường dẫn khí nhỏ ở trẻ, gây hiện tượng khò khè thở khó. Bệnh thường do nhiễm virus hô hấp hợp bào xảy ra vào lúc giao mùa, hoặc vào mùa thời tiết lạnh.


Trẻ em dưới 2 tuổi , nhất là trẻ dưới 6 tháng là đối tượng dễ bị nhất, đây cũng là bệnh lý viêm đường hô hấp dưới nặng nhất ở đối tượng này. Nhiều trường hợp cần phải nhập viện, do đó chi phí y tế cũng như xã hội tăng cao do cha mẹ phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ . Một nghiên cứu của Bv Nhi đồng 2 trên 390 trẻ bị Viêm tiểu phế quản  dưới 6 tháng tuổi, nhập viện tại Bv Nhi Đồng 2 cho thấy hơn 2/3 trẻ không được cho bú sữa mẹ và 2/3 trẻ có tiền căn sanh mổ.Yếu tố địa lý không quan trọng, viêm tiểu phế quản gặp ở khắp nơi từ thành thị cho đến nông thôn.

Triệu chứng của Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản kéo dài từ 5-7 ngày. Khởi phát như viêm hô hấp trên, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, ….sau đó trẻ có triệu chứng  khò khè, thở nhanh nông, bú càng ngày càng kém. Khi nhìn trẻ thở như có vẻ khó khăn, trẻ có triệu chứng co kéo, phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ liên sườn ở ngực.
Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú và đi dần đến thở mệt, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng nếu không kịp thời điều trị.

Điều trị Viêm tiểu phế quản

Tại nhà:
  • Cho uống nước thường xuyên và từng ngụm nhỏ.
  • Cho trẻ nằm đầu cao khoảng 45­­ độ.
  • Cho trẻ ăn ít và nhiều lần.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, sao cho không khí  không quá khô và lạnh.
  • Cho trẻ uống paracétamol nếu trẻ sốt.
  • Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc chống ho khi trẻ có nhiều đàm, nên vỗ lưng nhẹ khuyến khích trẻ ho để có thể tống đàm ra.
  • Không được có khói thuốc lá trong phòng trẻ.
  • Không cho trẻ uống  kháng sinh.
Đưa đến bệnh viện ngay khi:
  • Trẻ sốt cao, khó hạ.
  • Thở nhanh, mệt.
  • Khó thở, thở co lõm ngực hoặc phập phồng cánh mũi.
  • Da tím tái.
  • Trẻ bỏ bú.
  • Nôn ói nhiều, không uống được nhiều nước.
Tại bệnh viện:
  • Trẻ sẽ được cho thuốc hạ sốt.
  • Cung cấp oxy, hay giúp thở bằng máy trong trường hợp nặng.
  • Trẻ được truyền dịch nếu không uống được.
  • Trẻ được tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc được hút đàm nhớt.
  • Trẻ được nằm tư thế đầu hơi cao.
  • Trẻ được thở khí dung với Oxy ẩm.
  • Các bác sĩ sẽ cân nhắc để cho thêm thuốc loãng đàm .
  • Kháng viêm và kháng sinh thật sự không cần thiết trong đa số trường hợp.
Hiểu biết bệnh lý Viêm tiểu phế quản sẽ giúp được các bà mẹ bảo vệ con và chăm sóc các cháu được tốt hơn , đề phòng biến chứng. Vì hiện nay bệnh viêm tiểu phế quản cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta.

Cách đề phòng Viêm tiểu phế quản:
  • Cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sanh cho đến 2 tuổi ,  trẻ sẽ có nhiều kháng thể chống lại bệnh.
  • Chú ý dinh dưỡng cho trẻ, nên ăn dặm đúng cách.
  • Cho trẻ uống nước nhiều .
  • Chủng ngừa đầy đủ.
  • Khi trời lạnh nên mặc ấm cho trẻ. Tránh xa khói thuốc lá.
  • Cách ly những người đang bị bệnh hoặc rửa tay và đeo khẩu trang trước khi chăm sóc trẻ.
BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1
BV Nhi Đồng 2

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Yến sào cho trẻ em

Nhiều bà mẹ lo lắng vì cân nặng của trẻ em nhưng không biết dinh dưỡng thế nào là đầy đủ. Có người cho rằng, việc bổ sung yến sào cho bé hằng ngày để cung cấp đủ chất cho bé nhưng như thế có thực sự tốt đối với trẻ 1 tuổi.


Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là cân đối các chất và đa dạng thực phẩm. Bạn xem thử con mình ăn uống cân đối, phát triển tốt thì cũng không cần bổ sung quá nhiều những chất mà mình cho là bổ. Chưa kể ăn mãi hay ăn một món quá nhiều còn làm trẻ dễ chán ăn.

Thực sự yến là một thực phẩm quý vì giàu các acid amin thiết yếu và vi lượng, giống như thịt, cá, trứng, sữa… Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ cần thỉnh thoảng cho ăn đổi bữa.

Đối với trẻ em bạn nên dùng loại không đường là tốt nhất. Vì sử dụng quá nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Với trẻ khỏe mạnh, nếu thỉnh thoảng cho trẻ tẩm bổ chút yến sào thì rất tốt cho sức khỏe nhờ tác dụng thải độc tố và bổ sung kịp thời một số vi chất mà trẻ khó hấp thụ qua đường ăn uống. Trẻ em ở dạng này thì nên dùng nước yến là hợp lý nhất. Ví nước yến chỉ chứa một lượng yến sào nhỏ. Dùng ít sẽ không ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ.

Với trẻ sức đề kháng kém, hay ốm yếu: dùng tổ yến giúp tăng sức đề kháng, trẻ ít ốm vặt và tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn

Với trẻ mắc các chứng bệnh nặng về đường hô hấp như hen, suyễn, viêm phổi, phế quản: dùng tổ yến, đặc biệt là huyết yến, sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng đường hô hấp và hỗ trợ tăng cường trong quá trình điều trị bệnh.

Liều lượng thích hợp cho trẻ:

Với trẻ dưới 1 tuổi: dùng khoảng 1g/lần

Với trẻ từ 1 – 5 tuổi: dùng khoảng 1,5g – 2g/lần, tùy vào sức khỏe và sức ăn của trẻ

Với trẻ từ 5 tuổi trở lên: dùng khoảng 2 – 3 g/lần

Việc dùng đều đặn hay cách ngày là tùy thuộc vào mức độ cần tẩm bổ của trẻ, sau 1 thời gian dùng đều đặn, nên duy trì ở mức 2 lần/tuần.

(TH)

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Lỗi hay gặp khiến trẻ biếng ăn

Các bà mẹ có con 1-5 tuổi rất hay than thở vì trẻ lười ăn. Tình trạng này xảy ra khi bé có vẻ không ăn đủ, chẳng bao giờ đói hay không ăn trừ phi tự xúc. Miễn là con vẫn phát triển bình thường, sự thích ăn của bé có thể tự nhiên chững lại và bạn không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân trẻ chán ăn

Trẻ có thể tăng tới 6,8 kg trong năm đầu đời. Từ 1 đến 5 tuổi, nhiều trẻ thường chỉ tăng 1,8-2,2 kg mỗi năm. Trẻ ở độ tuổi này vẫn được coi là bình thường nếu 3-4 tháng không tăng cân nào. Bởi trẻ không tăng trưởng nhanh, chúng cần ít năng lượng và dường như không có cảm giác thèm ăn (điều này được gọi là biếng ăn sinh lý). Việc trẻ lựa chọn ăn bao nhiêu được kiểm soát bởi trung tâm thèm ăn trong não. Trẻ ăn đủ với mức chúng cần để tăng trưởng và duy trì hoạt động.

Nhiều bố mẹ cố gắng ép con ăn nhiều hơn mức bé cần vì họ sợ việc con lười ăn có thể khiến sức khỏe kém và thiếu dinh dưỡng. Điều này không đúng, và việc ép ăn thực sự làm bé càng chán ăn.


Biếng ăn kéo dài đến bao giờ?

Khi bạn cho phép con được lựa chọn lượng thực phẩm bé muốn, sự khó chịu trong bữa ăn và mối lo ngại của bạn về sức khỏe của bé sẽ biến mất trong khoảng thời gian 2-4 tuần. Sự thèm ăn của bé sẽ cải thiện khi con lớn hơn và cần ăn nhiều hơn.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp con?

- Để con được quyết định lượng ăn bao nhiêu trong bữa ăn.

- Tin vào trung tâm thèm ăn trong não của trẻ. Trẻ ăn đủ mức bé cần. Não của con bạn sẽ đảm bảo bé ăn đủ năng lượng để duy trì hoạt động và phát triển.

- Mang đến cho con bữa ăn cân bằng, đủ chất. Nếu bé đói, bé sẽ ăn. Nếu bé không đói, bé sẽ ăn nhiều hơn vào bữa sau. Thậm chí nhắc nhở con ăn hay ép bé ăn nhiều hơn sẽ khiến trẻ chống đối.

- Cho bé ăn một bữa phụ nhỏ giữa các bữa chính. Lý do phổ biến nhất mà một số trẻ không bao giờ cảm thấy đói là chúng ăn quá nhiều đồ ăn vặt. Hãy để bé vào bữa chính với chiếc dạ dày rỗng. Nên cho bé ăn không quá hai bữa phụ mỗi ngày, với các thực phẩm bổ dưỡng. Nên để bữa phụ bằng 1/3 lượng của bữa chính.

- Khi trẻ khát giữa bữa ăn, hãy cho bé uống nước. Hạn chế lượng nước quả bé uống dưới 178ml mỗi ngày. Có thể cho con bỏ qua bữa phụ nếu bé không thích. Thậm chí nhịn vài bữa ăn cũng không hại gì.

- Không bao giờ xúc cho con ăn nếu bé đã có khả năng tự xúc ăn.

- Bố mẹ của những trẻ lười ăn có khuynh hướng xúc đầy thìa thức ăn, làm trò và cố gắng "lừa" để con há miệng. Khi trẻ đủ lớn để xúc (thường là 12-15 tháng) không bao giờ đút cho con ăn. Nếu con bạn đói, bé sẽ tự xúc ăn. Ép ăn là nguyên nhân chính của những "trận chiến" ăn uống.

- Cho con ăn bốc nhiều hơn. Ăn bằng tay có thể bắt đầu từ khi bé 6-8 tháng. Cách này cho phép bé tự ăn khi chưa biết cách dùng thìa.

- Giới hạn lượng sữa con uống mỗi ngày khoảng dưới 480ml. Sữa chứa nhiều năng lượng như đồ ăn dặm. Uống quá nhiều sữa hay nước quả có thể khiến bé no và không còn muốn ăn.

- Cho con ăn từng lượng nhỏ - ít hơn phần bạn nghĩ con sẽ ăn được. Bé sẽ chán ăn nếu bố mẹ bày ra lượng thức ăn quá nhiều. Nếu bạn mang đến cho con một ít đồ ăn, bé sẽ có nhiều khả năng ăn hết và thấy vui sướng vì điều đó. Nếu bé muốn ăn thêm, bạn hãy đợi con yêu cầu. Tránh cho bé ăn những thực phẩm mà con cực kỳ ghét (ví dụ như một số loại rau).

- Xem xét việc bổ sung vitamin hằng ngày cho trẻ. Việc này không hại với liều lượng thông thường và có thể giúp bạn đỡ lo lắng về khả năng ăn uống của con.

- Tạo sự dễ chịu khi ăn. Kéo bé vào cuộc trò chuyện vui vẻ trong bữa ăn. Tránh biến giờ ăn thành "cuộc chiến" với những lời chỉ trích, hò hét, ép buộc.

- Tránh trò chuyện về việc ăn uống của trẻ. Đừng tranh luận về việc bé ăn ít thế nào với người khác. Tương tự, đừng khen ngợi khi con ăn được nhiều. Trẻ nên ăn vì chính bản thân chúng chứ không phải để làm hài lòng bố mẹ.

- Không kéo dài bữa ăn. Đừng bắt con ngồi trong bàn ăn tối sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Điều này sẽ chỉ khiến bé tăng cảm giác khó chịu về bữa ăn.

Một số lỗi phổ biến khi cho con ăn

- Sự lo lắng của bố mẹ về việc con không ăn đủ có thể dẫn đến những cách cho ăn không phù hợp. Một số người đánh thức con dậy giữa đêm để cho bé ăn. Một số khác thì cứ cách một giờ lại cho con ăn một lần, rải rác suốt ngày. Số khác nữa thì cho phép ăn vặt nhiều hơn cả bữa chính.

Không ít bà mẹ còn cố làm trẻ cảm thấy có tội lỗi khi không ăn bằng cách nói về những đứa trẻ bị chết đói trên thế giới. Có người còn dọa nạt "Nếu con không ăn thứ mẹ đã nấu, nghĩa là con không yêu mẹ". Một số phụ huynh ép con ngồi trong ghế ăn quá lâu, khi bữa ăn đã kết thúc. Sai lầm phổ biến nhất là dùng đủ mọi cách để dụ bé há miệng và mẹ tranh thủ đút thức ăn.

Làm thế nào để ngăn các cuộc chiến ăn uống?

Cách chính để ngăn các cuộc chiến ăn uống là dạy cho con cách tự ăn sớm nhất có thể. Ở thời điểm bé 6-8 tháng, bắt đầu cho con ăn bốc. Khi 12 tháng, trẻ bắt đầu dùng thìa và bé nên có khả năng tự xúc khi 15 tháng tuổi.

Chú ý: Trêm đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em, Hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe tâm lý 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Móng tay, móng chân và cách chăm sóc cho trẻ

Móng tay của trẻ sơ sinh thường mỏng và mềm hơn của bạn nhưng chúng rất sắc, có thể làm xước da mặt của bé hay của cả mẹ. Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.

Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.


Cắt móng tay thường xuyên:

Móng tay của em bé có thể mềm mại nhưng chúng có những cạnh sắc nguy hiểm. Vì vậy mà chúng cần được cắt thường xuyên để tránh tạo nên các vết thương không đáng có khi trẻ quờ tay.

Sử dụng công cụ cắt móng tay:

Các mẹ hãy chọn bấm móng tay hoặc kéo với kích thước phù hợp với bộ móng tay và móng chân còn nhỏ xíu của trẻ sơ sinh.

Thời điểm:

Nếu trong quá trình cắt móng tay, bé cựa quậy không yên sẽ dễ gây tổn thương các đầu ngón tay của bé. Cắt móng tay cho bé dễ dàng nhất là khi bé đang ngủ hoặc bị phân tâm trong lúc ăn. Một thời điểm thích hợp nữa là ngay sau khi tắm vì khi này là lúc móng tay trở nên mềm nhất. Mẹ hãy lựa chọn 1 trong 3 khoảng thời gian thích hợp nhất để cắt móng tay cho bé được an toàn.

Nắm chắc bàn tay bé:

Khi cắt móng tay cho trẻ, mẹ lưu ý giữ bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay với đầu các ngón tay và cắt cẩn thận theo đường cong của ngón tay.

Chuẩn bị đồ sơ cứu:

Trong quá trình mẹ cắt móng tay cho trẻ, nếu chẳng may cắt vào phần da của bé, hãy dùng một khăn giấy mềm giữ lấy vết cắt trong đôi phút hay đến khi máu ngừng chảy.

Với móng chân:

Móng chân của bé cũng cần được chăm sóc cắt tỉa dù không thường xuyên như móng tay.

Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, bạn có thể phải cắt chúng vài lần một tuần trong khi móng chân có thể cắt tỉa không thường xuyên lắm.

Thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Làm theo cách này, bạn có thể sẽ vô tình đưa vi trùng từ miệng của bạn vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Bạn cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm, và sẽ thấy khó khăn vì ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của bạn.

Phương pháp tốt nhất là bạn nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng cho bé.

Trong khi cắt móng cho bé, bạn cần chắc chắc có đủ ánh sáng để thấy rõ những thao tác mình đang làm. Hãy ấn phần mềm của đầu ngón tay bé xuống để cắt phần móng được dễ dàng và an toàn.

Sau khi cắt, bạn nên dùng dũa để làm mịn phần móng mới thô ráp. Trong những tuần đầu tiên khi em bé mới sinh, móng tay và chân còn rất mềm, các bác sĩ cũng khuyên chỉ nên dùng dũa để làm ngắn móng tay của bé.

Nếu chẳng may cắt vào phần da tay của bé, bạn không cần phải tự trách bản thân quá bởi điều đó xảy ra với rất nhiều bậc cha mẹ khác. Đơn giản khi đó bạn chỉ cần rửa sạch vết thương với nước sạch rồi dùng khăn giấy mềm quấn xung quanh ngón tay bị thương của bé, hơi ấn nhẹ vào vết thương. Thông thường những vết thương như vậy sẽ nhanh chóng ngừng dỉ máu sau đôi phút.

Lưu ý: bạn không cần phải quấn băng vết thương vì như vậy sẽ thu hút sự chú ý của bé con và bé có thể sẽ cho ngón tay đó lên miệng, làm tuột băng hoặc gây mất vệ sinh. Trường hợp mà vết thường không ngừng chảy máu thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

TH

Chú ý: Khi có thắc mắc về sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, bạn hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Ra mồ hôi tay,chân nhiều phải làm thế nào?

Ra mồ hôi tay,chân là bệnh thường gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ,bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại dai dẳng gây khó chịu cho trẻ em, ra nhiều mồ hôi còn làm cơ thể mất nước,mất muối, mệt mỏi… Có rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết phải làm thế nào khi thấy bé nhà mình đổ mồ hôi long bàn tay, lòng bàn chân ngày càng nhiều,có khi thành giọt như vừa rửa tay, chân xong, ngay cả khi trời lạnh.

Vậy nguyên nhân tại sao?

Theo quan niệm của tây y thì ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn.

Theo y học cổ truyền, ra mồ hôi chân, tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.

Ngoài ra còn do sự tác động của các yếu tố: cảm xúc, do vị giác…Bên cánh đó, trẻ càng hiếu động thì tuyến mồ hôi càng hoạt động mạnh dẫn tới trẻ càng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Bé từ 2 – 12 tháng tuổi có lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, nhu cầu năng lượng cao gấp 3 lần so với người lớn và hệ thần kinh thực vật chưa ổn định nên hay bị đổ mồ hôi. Do đó, nếu bé toát mồ hôi mà không kèm theo dấu hiệu bệnh lý như: sốt cao, rối loạn hô hấp hay amidan phì đại… mà vẫn bú mẹ và sức khỏe bình thường thì bạn không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, đơn giản, bé ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.


Cũng không thể loại trừ việc bé đổ mồ hôi quá nhiều, kèm theo trẻ hay giật mình khi ngủ,rụng tóc sau gáy (hình chiếu liếm) là biểu hiện của bệnh còi xương, lao… và cũng có thể là do di truyền. Bởi vậy, bạn nên lưu ý lau mồ hôi cho bé thường xuyên, giữ ấm và thoáng cho bé đồng thời, bổ sung thức ăn và nước uống mát.Vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể phân biệt được nguyên nhân ra mồ hôi do bệnh lý hay sinh lý.

Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hay những lúc trẻ học hành căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, mất bình tĩnh....có nhiều trẻ, mồ hôi chảy thành giọt như vừa rửa tay, chân xong. Sau khi trẻ ra mồ hôi tay, chân, trẻ có cảm giác lạnh hơn. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi, toát ra liên tục (ra không tự chủ). Trong trường hợp này, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng...

Tốt nhất khi trẻ có những triệu chứng trên hãy đưa bé tới bác sĩ nhi khoa để được khám và tư vấn.

Điều trị bằng phương pháp gì?

Điều trị ra mồ hôi tay vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay có thể bôi Aluminum chloride 20% tại chỗ hoặc một vài loại thuốc tiêm. Tuy nhiên, chứng ra mồi hôi chỉ hạn chế được khi dùng thuốc, khi ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát. Để điều trị triệt để, người bệnh phải dùng biện pháp phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật:

Phương pháp này được áp dụng bằng cách : cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu.

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ thích hợp khi áp dụng với người lớn. Điều trị cho trẻ em tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ hoặc áp dụng theo các liệu pháp đông y tránh gây tổn thương cho trẻ.

Phương pháp đông y:

Với những trẻ mắc tình trạng ra mồ hôi tay, chân, phụ huynh có thể dùng lá lốt cắt cả cây (cây già một chút thì tốt hơn), cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống để một tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân, tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần như vậy).

Ngoài ra, bạn còn có thể cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và 1 thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm 1-2 lần, mỗi lần từ 10-15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (vỏ sò nung), có thể trộn thêm một ít bột quế, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút; hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này rất công hiệu nhiều vào mùa lạnh.

Phương pháp đông y nhẹ nhàng hơn, nguyên liệu dễ kiếm rất thích hợp để điều trị chứng bệnh ra mồ hôi tay, chân ở trẻ.

Chú ý: Nếu bạn có thắc mắc về bệnh ra mồ hôi ở trẻ em xin vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn sưc khỏe 19008909 hoặc 19008908 để nhận được giải đáp trực tiếp từ các Bác sĩ tổng đài.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Khi trẻ mất ngủ

Mất ngủ có thường được coi là bệnh của người lớn. Nhưng, thực tế trẻ em cũng có nhiều đêm mất ngủ? Nguyên nhân nào khiến trẻ em mất ngủ?

Ngoài ra, mất ngủ ở trẻ em có thể là do thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân có thể gây mất ngủ ở trẻ em đó là sợ bóng tối; ngủ hay gặp ác mộng; cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về trường học hoặc cuộc sống gia đình; trải qua biến cố lớn trong cuộc sống, như cha mẹ ly dị, chuyển nơi ở, ốm đau; môi trường ngủ không thoải mái như quá nóng hoặc quá lạnh, quá đông người trên một chiếc giường; trẻ đói bụng.

Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm theo thiếu đa chất do giảm ăn như ma giê, canxi, axít amin, vitamin nhóm B và có thể nhanh chóng được chữa khỏi khi được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.

- Canxi: Có tác dụng an thần cơ thể.

- Magiê: có thể giúp gây buồn ngủ.

- Vitamin B6 và B12: có một tác dụng làm dịu thần kinh.

- Nositol: giúp tăng cường giấc ngủ.

Cuộc sống hiện đại, trẻ em thường ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Tuy nhiên, những thực phẩm này thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết và sẽ gây chứng mất ngủ ở trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cha mẹ cũng cần cân nhắc cho trẻ dùng các viên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin nói trên.

Để giúp trẻ ngủ ngon giấc

- Tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo một thói quen và giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

- Hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ: điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, không nên cho trẻ đi ngủ khi đói hoặc quá no, cơ thể không sạch sẽ, quần áo chật, nơi ngủ không vệ sinh và không thông thoáng ... tất cả đều gây tác hại xấu trên giấc ngủ trẻ.

- Tránh các chấn thương về tâm lý trẻ như: quát mắng, dọa nật trẻ, không xem phim kinh dị trước khi đi ngủ.

- Giúp trẻ vui chơi, vận động cơ thể hợp lý để trẻ ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, bạn có thể nhẹ nhàng khuyến khích, khyên nhủ sẽ giúp trẻ ngủ dễ hơn.

- Để trẻ ngủ đủ và thoải mái theo nhu cầu của riêng.

- Nếu trẻ mất ngủ liên tục thì hãy đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Chú ý: Khi có thắc mắc về sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, bạn hãy gọi đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Trẻ dậy thì sớm

Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, trẻ em có sự phát triển nhanh hơn về thể chất cũng như tinh thần.Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực đó, không ít cha mẹ tỏ ra lúng túng khi con cái của mình dậy thì quá sớm.

Sau khi phát hiện vùng "núi đôi" của con gái phát triển hơn bình thường, để ý kỹ hơn, chị Nhung còn thấy vùng kín của con bắt đầu có lớp lông mỏng.


Trẻ dậy thì quá sớm gây nhưng lúng túng cho cha mẹ

Kể với mấy đồng nghiệp, chị biết đây là những dấu hiệu con dậy thì nhưng vẫn nghĩ chắc phải 1-2 năm nữa cháu mới "bị", nên vô cùng lúng túng khi con gái thấy tháng lần đầu tiên khi chưa hết lớp 3. "Nó còn tồ lắm, nhưng lại tỏ ra đỏm dáng hơn. Giờ mình lúc nào cũng nơm nớp, nhất là thấy con nói cười với các bạn nam hay những người đàn ông hàng xóm", chị Nhung thổ lộ.

Phát hiện cậu con trai học lớp 5 xem phim sex trong phòng riêng, chị Trà (Hà Đông, Hà Nội) cũng hết hồn. Trước đó, thấy cháu có vẻ trầm tính hơn bạn bè cùng tuổi, chị chỉ nghĩ do biến cố gia đình mới ly hôn. "Tôi đã khóc suốt mấy đêm mà không biết nói với con thế nào. Học kỳ trước, kết quả học tập của cháu đã giảm sút. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra", chị Trà chia sẻ.

Quan sát con nhiều hơn, chị Trà bất ngờ khi thấy bộ phận kín của cháu lớn hơn rất nhiều thời gian trước, mặt con cũng bắt đầu có những mụn trứng cá li ti. Chị sốc nhất là khi biết cậu con trai mới 10 tuổi thi thoảng thủ dâm, thậm chỉ có những hành động "bất thường" với chính cô em gái mới 7 tuổi của mình.

Quá lo lắng, chị Trà đã tạm thời gửi cô con gái về quê ở với ông bà ngoại một thời gian và đưa cậu con trai đi khám. "Nghe bác sĩ nói cháu bị dậy thì sớm, tôi vừa lo vừa mừng, lo vì sự phát triển bất thường của con, mừng vì dẫu sao cũng biết đó là một 'bệnh' và có thể chữa được, chứ không phải vì con hư hỏng, biến thái", chị Trà thổ lộ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn, khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, ngày càng có nhiều phụ huynh đưa con đến khám vì dậy thì sớm. Trước đây, thường mỗi năm khoa chỉ tiếp nhận 20-30 cháu, nhưng hiện nay, con số này đã tăng gấp 3 lần. "Có thể do số trẻ dậy thì sớm tăng cao hơn hẳn, nhưng cũng một phần là các bậc phụ huynh quan tâm tới con hơn và phát hiện được bệnh của trẻ", bác sĩ nhận định.

Theo bác sĩ Hoàn, trước đây, tuổi dậy thì bình thường được cho là "nữ thập tam, nam thập lục", tức gái 13, trai 16. Tuy nhiên càng ngày tuổi bắt đầu dậy thì càng đến sớm hơn. Và hiện nay, nếu bé gái trước 8 tuổi đã phát triển tuyến vú, có lông mu, thậm chí kinh nguyệt, bé trai trước 10 tuổi mà dương vật to, có trứng cá, ria mép... thì được coi là dậy thì sớm.


Bác sĩ Hoàn cho biết, có những bé gái mới 3 tuổi đã có bầu ngực nhô cao, bé trai 2 tuổi mặt đầy trứng cá, bộ phận sinh dục dài... Tuy nhiên, theo bà, những trường hợp trẻ có biểu hiện dậy thì trước 3 tuổi không đáng lo, thường là do nội tiết từ mẹ truyền sang, hoặc do u não gây sự tăng tiết một hoóc môn ở vùng dưới đồi tuyến yên. Đây là những trường hợp dậy thì sớm thật, dễ nhận biết vì thường kèm nhiều triệu chứng khác, và dễ xử lý, tùy vào nguyên nhân.

Dậy thì sớm ở trẻ

Đáng lo ngại là những trẻ dậy thì sớm trong độ tuổi 6-16.

Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nội tiết, kiểm tra các chức năng của tinh hoàn (với bé trai) hay siêu âm tử cung, buồng trứng (với bé gái), kết hợp với chụp tuổi xương...

Các hoóc môn gây dậy thì sớm kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm. Do đó, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gene di truyền của trẻ quy định.

Theo bác sĩ, ngay khi thấy con có những biểu hiện dậy thì sớm, bố mẹ cần phải đưa đi khám và tư vấn đúng chuyên khoa.

Nguyên nhân của hiện tượng này, theo bà, có thể do trẻ em được ăn uống tốt hơn, tiếp xúc nhiều với phim ảnh, văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính, kích thích não khởi động quá trình dậy thì. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa hoóc môn tăng trọng cũng có thể là yếu tố dẫn đến điều này.

"Khi khai thác bệnh cảnh, chúng tôi thấy nhiều cháu có sở thích ăn thịt và ăn thường xuyên, nên đã tư vấn bố mẹ đổi sang cho con dùng cá hoặc những loại thịt được nuôi thủ công. Có em sau một năm thực hiện ăn uống như vậy đã dần trở lại tốc độ phát triển bình thường. Tại khoa cũng ghi nhận một số trẻ uống sữa tươi cũng gặp hiện tượng tương tự", bà Hoàn cho biết.

Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ cho rằng, nên cho trẻ ăn uống lành mạnh, không để các em ăn nhiều đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hay sử dụng thường xuyên cùng một loại thịt gia súc nào đó mà cần ăn nhiều loại thực phẩm phong phú, đổi bữa. Ngoài ra, bố mẹ tránh tự ý sử dụng các loại thuốc kích thích cho trẻ ăn, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Nếu con biếng ăn, cần đi khám để có cách điểu trị thích hợp.

Khi con dậy thì sớm, bố mẹ cần chăm sóc, quan tâm hơn và hướng dẫn con cách vệ sinh vùng kín. Nên theo dõi sát sao vì ở tuổi này, ý thức và ý chí của con còn kém, nên trẻ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo.

"Hiện nay, một số trẻ 9-10 tuổi đã có bầu, đây chính là những em bị dậy thì sớm. Các em phổng phao hơn nên thường thu hút sự chú ý của nhiều người. Các em có kinh nguyệt, nhu cầu bản năng cũng đã được khơi dậy, nếu không may gặp phải những người đàn ông không tốt, hay các bạn trai cũng dậy thì sớm, thì khả năng quan hệ tình dục sớm dẫn tới mang thai là rất lớn", bác sĩ cảnh báo.

Một số trường hợp dậy thì sớm có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc ức chế hoóc môn sinh dục, có tác dụng không kích hoạt giúp buồng trứng, tinh hoàn phát triển nữa nhưng không làm trẻ lùn.

Chú ý: Khi có thắc mắc về sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, bạn hãy gọi đến tổng đài 19008909 để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em