TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Một số sai lầm nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Một thiên thần bé nhỏ chào đời là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những bà mẹ. Nhưng để có thể chăm sóc trẻ thì đó không phải là điều đơn gian đặc biệt là những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiềm khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn. Sau đây là những sai lầm mà bạn có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.


Nằm phòng tối sau sinh: mẹ và em bé nằm trong căn phòng tối lờ mờ sẽ gây nhiều khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Trong căn phòng tối này, bạn khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khi mang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậu quả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao. Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, sẽ làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương. Trong phòng tối bạn cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

Mẹ kiêng ăn: một số người nghĩ rằng bà mẹ phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ bà mẹ và có nguồn sữa tốt cho bé. Nhiều trường hợp chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối, hay thịt kho thật mặn, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho bà mẹ khó ăn uống, thiếu năng lượng, mệt mỏi, táo bón, thiếu canxi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ cao để bù năng lượng mất do cuộc sinh và phải cho bú mẹ. Làm sao mẹ có được nguồn sữa mẹ tốt nếu ăn uống quá kiêng khem! Do đó, cách tốt nhất là cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú. Ăn uống đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, trái cây. Cho mẹ uống sữa thêm, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý mới khỏe mạnh và có nhiều sữa nuôi con khỏe mạnh được.

Kiêng tắm: đây là tập quán thường gặp vì sợ bà mẹ bị lạnh. Dĩ nhiên sau sinh bà mẹ mất máu, mệt mỏi nên dễ bị lạnh. Cách tốt nhất là “bồi bổ” bà mẹ bằng cho ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tạo tinh thần thoải mái. Mẹ sẽ khỏe và chống được lạnh. Việc không vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm cho mẹ và con. Chúng ta biết rằng, mọi người cần tạo ra và chăm bé trong môi trường thông thoáng vệ sinh, tuân thủ rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé.

Nằm than: đây là biện pháp thường dùng giúp bà mẹ và em bé được ấm. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, có nhiều biện pháp hiệu quả và khoa học hơn giúp giữa ấm bà mẹ và em bé. Trong khi đó nhiều trường hợp bé bị ngộ độc do khí CO từ than, bị bỏng, hoặc mụn mủ, viêm mô tế bào vùng lưng rất nguy hiểm. Do vậy, không nên nằm than sau sinh.

Băng kín rốn: nhiều người nghĩ rằng băng kín rốn giúp bảo vệ rốn. Thực sự việc băng kín rốn sẽ “giúp tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi vi trùng” gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Bạn nên để hở rốn sau khi chăm sóc rốn, quấn tả dưới rốn, chỉ phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ quan sát rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng, ít tạo chồi rốn.

Đắp rốn với sái á phiện, phân bò: Những biện pháp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn, hoặc làm trẻ chướng bụng, ngưng thở do ngộ độc á phiện.

Cho trẻ uống nước cam thảo để trẻ ọc sạch đàm nhớt. Uống cam thảo sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nguy hiểm ở trẻ do đó không được dùng.

Rơ miệng ở các “bà thầy lang” khi trẻ bị đẹn miệngtưa miệng làm cho trẻ bị trầy xước hầu họng, chảy máu nguy hiểm. Như chúng ta biết, tưa miệng là do nấm gây ra, thường xảy ra ở trẻ bú bình. tưa miệng có thể điều trị an toàn và dễ dàng bằng đánh lưỡi nhẹ nhàng với Mycostatin.

Mang trẻ “đi phán” khi trẻ bệnh: việc này làm chậm trễ việc điều trị cho em bé. Nhiều lúc bé bị những biến chứng do những “thủ thuật” sử dụng khi “phán”, chẳng hạn như bỏng.

Cho rằng tất cả trẻ sơ sinh bị vàng da là “vàng da sinh lý”, và “sẽ khỏi” sau 1 tuần: như chúng ta biết, 20 – 50% trẻ sau sinh có vàng da, nhưng vàng da sinh lý chỉ là một trong những nguyên nhân. Nhiều trường hợp trẻ vàng da rất sớm trong 1 – 2 ngày đầu, vàng da nặng lan tới bàn tay, bàn chân. Đây không phải là vàng da sinh lý và sau một tuần không tự khỏi được mà sẽ chết hay di chứng vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hàng ngày cần quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời để phát hiện vàng da. Nếu trẻ vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sanh, hoặc vàng da qua rốn, vàng da tới lòng bàn tay, bàn chân, vàng da kèm bú kém, bỏ bú, gồng người bạn cần mang đến cơ sở y tế để được điều trị vì đây là vàng da nặng.

Dễ dàng thay thế sữa mẹ bằng sữa bình: sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú mẹ là bạn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, tình thương và sự an toàn. Trẻ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn. Bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn hay uống thêm thứ gì khác. Bà mẹ cho bé bú theo nhu cầu của trẻ, kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi tốt cho bà mẹ, chắc chắn bà mẹ sẽ đủ sữa cho con bú.

Không rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng chống nhiễm trùng trong đó có nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Theo bệnh viện nhi đồng 1

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về một số sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn về các vấn đề sức khỏe trẻ em.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ

Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Những răng nầy sẽ giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, đồng thời nó giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp.

Một số người thường có suy nghĩ là răng sữa không quan trọng vì nó cũng sẽ được thay thế nên không cần chăm sóc nó . Chúng ta nên biết là dưới mỗi răng sữa có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc, nếu vì lý do nào đó răng sữa chậm rụng hoặc mất quá sớm thì các răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên có thể chen chúc, không đều nhau và hậu quả là đưa đến sự xáo trộn khớp cắn.

Răng sữa tốt , khỏe mạnh giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ . Răng sữa xấu sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc chen chúc

Làm sao giữ cho trẻ không bị sâu răng?

Kẻ thù chung của răng và nướu là các mảng bám răng. Mảng bám răng là một chất dính chắc chứa lớp vi trùng mỏng gây nên bệnh sâu răng. Mảng bám răng cùng với chất đường tạo nên axit tấn công phá huỷ men răng gây nên lỗ sâu răng. Vì thế nên giảm bớt kẹo, bánh, thức ăn ngọt và nước uống có đường.

Tất cả các nhóm tuổi của trẻ đều có nguy cơ sâu răng, thường có khuynh hướng xảy ra ở trẻ ăn vặt và không có thói quen chải răng sau mỗi lần ăn.

Chải răng đúng cách với kem đánh răng có Fluor tối thiểu 2 lần một ngày rất quan trọng , cũng như cho trẻ ăn những thức ăn tốt như trái cây ngũ cốc, giảm thiểu những thức ăn có đường cũng giúp phòng ngừa sâu răng.



Chăm sóc răng tốt và sớm cho trẻ

-       Khuyến khích và tạo môi trường vui thích cho trẻ chải răng, chẳng bao lâu trẻ sẽ cảm thấy chải răng như là một thói quen hằng ngày giống như ăn sáng hoặc đọc truyện trước khi đi ngủ.

-       Tập cho trẻ có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên.

-       Giúp trẻ chải răng cho đến khi trẻ được 3 tuổi, rồi khuyến khích trẻ tự chải lấy nhưng dưới sự kiểm soát của bạn, hướng dẫn trẻ cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn với biên độ nhỏ.

-       Chọn cho trẻ bàn chải nhỏ đầu tròn và sợi lông mềm.

-       Chỉ sử dụng một lượng nhỏ như hạt đậu kem đánh răng có Fluor. Hướng dẫn trẻ súc miệng và nhổ hết kem đánh răng ra sau khi chải răng.

-       Thường xuyên kiểm tra răng trẻ nếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng trẻ. Nên cho trẻ đi khám răng lần đầu tiên trong khoảng thời gian giữa lần mọc răng đầu tiên và lúc trẻ được 1 tuổi.

Như vậy chăm sóc răng miệng sớm và đúng cách chắc chắn giúp trẻ luôn có hàm răng mạnh khỏe và nụ cười rạng rỡ.

Khi nào trẻ bắt đầu tự chải răng?

Răng nướu lành mạnh giúp cho sức khoẻ của tre ûtốt  vì sẽ giúp trẻ ăn nhai, phát   âm đúng và có nụ cười rạng rỡ.

Phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng miệng của con mình, thật vậy chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu từ bạn.

Điều đặc biệt quan trọng làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động  trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Mặc dù bạn hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách hoặc đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng nên nhớ đó là một cách tốt nhưng đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để hướng cho trẻ tự ý chăm sóc răng miệng và có nụ cười tươi tắn.

Nên chải răng cho trẻ như thế nào?

Để ngăn ngừa sự thành lập mảng bám, thì điều quan trọng nên làm là chải sạch kỹ lưỡng răng và nướu mỗi ngày ít nhất 2 lần. Khi chải răng cần nhớ là mỗi răng của chúng ta có đến 5 mặt: Mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa). Và chỉ có một cách duy nhất chắc chắn giúp ta phòng ngừa bệnh lý răng miệng là làm sạch tất cả các mặt của răng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chải răng khác nhau và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ điều trụ cho bạn để biết mình nên theo phương pháp chải răng nào là phù hợp nhất khi chải răng .

-       Chải mặt ngoài các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu.

-       Bắt đầu chải mặt nhai vóii bàn chải trẻ em có sợi lông mềm , dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn.

-       Di chuyển vào răng trong chải nhẹ nhàng.

-       Chải mặt trong các răng cửa dưới , giữ bàn chải thẳng đứng , dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nướu đến bờ cắn.

-       Phải chắc chắn rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức.

Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu toe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.

Trẻ 3-4 tuổi có thể tự chải răng nhưng nên có  sự giúp đỡ của bố mẹ .  Để chải răng dễ dàng nên hướng dẫn cho trẻ cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn nhỏ.

Chọn bàn chải và kem đánh răng như thế nào cho trẻ?

Nên chọn bàn chải có sợi lông thật mềm được dành riêng cho trẻ em . Ngày nay có rất nhiều bàn chải với màu sắc và thiết kế rất ngộ ngĩnh làm thúc đẩy trẻ muốn chải răng , nhưng nên nhớ chọn cho trẻ loại bàn chải được thiết kế phù hợp và kích cỡ vừa với lứa tuổi của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng

Có thể chọn cho trẻ loại bàn chải máy rất hiệu quả và an toàn khi chải răng

Nhiều loại kem đánh răng trẻ em có mùi vị phù hợp với vị giác của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng , nhưng nên chọn cho con bạn mùi vị mà cháu thích nhất


Tại sao nên cho trẻ đi đến bác sĩ răng hàm mặt?

BS RHM sẽ khám toàn bộ răng nướu , hàmvà sẽ phát hiện bất kyø những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm đồng thời sẽ hướng dẫn cách chải răng và chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ. Nha sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm Fluor cho trẻ nếu thấy cần thiết . Đây cũng là lúc để hỏi BS RHM xem răng của trẻ đang phát triển như thế nào.

Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.

Làm sao để giữ răng sữa của trẻ không bị sâu sớm?

-       Các bậc cha mẹ nên biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình . Luôn luôn giữ miệng cho trẻ sạch sẽ . Sau mỗi lần ăn cần vệ sinh răng miệng ngay, dùng gòn hay gạc chùi sạch răng cho trẻ. Cần tập cho trẻ có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên

-       Hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẻ răng

-       Bà mẹ không nên tập cho con mình ăn một chế độ ăn quá nhiều chất đường

-       Chế độ ăn của trẻ rất quan trọng , hướng dẫn trẻ tránh ăn hoặc giảm thiểu những thức ăn , thức  uống có đường, ví dụ chỉ dùng trong những giờ ăn chính , chải răng sau khi ăn luôn luôn là thói quen tốt cho trẻ.

-       Nên các lọai thực phẩm bổ dưởng , hợp lý tốt cho răng như rau trái cây tươi  , hạn chế ăn vặt đặc biệt là các chất đường . bột , dính …

-       Nên đến bác sĩ RHM khám răng định kỳ sau khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những  răng mới bị sâu cũng như những hướng dẫn về cách chăm sóc răng.

-       Thường xuyên kiểm tra răng trẻ nếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng trẻ thì nên đi điều trị sớm.

-       Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa phòng ngừa sâu răng, hãy đến BS RHM tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ  ( như sử dụng kem đánh răng có Fluor, viên Fluor…).

Theo Ths. Nguyễn Quốc Dũng

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em, nếu có những thắc mắc thêm bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Dậy học cho trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

Trẻ cảm nhận cuộc sống ngay từ trong bụng mẹ, do vậy khi sinh ra trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn và từ đó ta cũng nên bắt đầu dạy bé những bước đầu tiên của cuộc đời.

Trẻ sơ sinh sẽ học được những gì trong ba tháng đầu tiên?

Sau khi học cách nhận ra giọng nói, khuôn mặt, mùi cơ thể… của mẹ, bé sẽ bắt đầu giao tiếp với mẹ nhiều hơn ví dụ như là cười với mẹ.

Trẻ sơ sinh thường chưa nhận biết được giờ giấc, bé có thể ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm. Bé cũng bắt đầu tò mò hơn về cha mẹ mình và những thứ bé nhìn thấy xung quanh. Trong những tháng đầu tiên này, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé và mua cho bé những món đồ chơi nhỏ nhắn đầy màu sắc.

Mẹ sẽ thấy được tính cách của bé trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ 2 sau khi sinh. Trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào những người thân yêu xung quanh để bắt đầu học cách tương tác. Vào cuối tháng thứ 3, bé sẽ học cách biểu hiện khuôn mặt, phát âm, cử chỉ….

Thị lực của bé dần được cải thiện, bởi thế bé có thể phân biệt được các địa điểm, cảnh quan khác nhau. Bé rất thích thú khi nhìn những màu sáng, vật thể ba chiều. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể rít lên khi vui và cười thành tiếng.

Ở giai đoạn này, bé cũng học cách xòe và nắm bàn tay. Bé bắt đầu khám phá môi trường xung quanh bằng đôi tay, biết cách sờ và cầm được món đồ chơi yêu thích. Đặc biệt, bé sẽ thường xuyên nghịch tay và chân của mình, coi chúng như một trò giải trí. Bé thích nhìn chằm chằm vào bàn tay của bé, chơi với các ngón tay hoặc đưa tay vào miệng mút.

Các mẹ nên khuyến khích bé học những gì?

Khi bé ê a nói chuyện hoặc rít lên, các mẹ cũng nên làm lại y hệt như vậy để khuyến khích bé phát triển khả năng giao tiếp. Thông qua những trao đổi này, bé sẽ nghe được âm thanh về ngôn ngữ và phần nào nhận thức được về cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con.

Các mẹ cũng nên mua cho bé những đồ chơi nhiều màu sắc với hình dạng, kích thước khác nhau để bé học cách nhìn nhận và khám phá. Đây là độ tuổi tốt để dạy bé cách cố gắng làm việc gì đó mà mình muốn.

Các mẹ có thể rèn cho bé bằng cách cầm một món đồ chơi yêu thích của bé và để ra xa nhưng vẫn trong tầm với của bé. Bé sẽ dễ dàng học được cách cố gắng để đạt được mục tiêu ngay từ khi mới sinh.


Một vài ý tưởng khác để khuyến khích bé vừa học vừa chơi:

1. Dạy bé cách vỗ tay, dang hai tay sang ngang, giơ tay lên trời... vừa như một bài tập thể dục cho bé vừa kích thích sự năng động của bé.

2. Nhẹ nhàng di chuyển đôi chân của bé giống như đang đạp xe đạp. Việc làm này sẽ giúp các cơ của bé phát triển, đến giai đoạn bé tập đi thì chân bé sẽ cứng cáp hơn.

3. Sử dụng một món đồ chơi yêu thích của bé giơ lên cao, xuống thấp, sang phải hoặc sang trái để bé tập trung nhìn theo, giúp mắt bé nhanh nhạy hơn khi quan sát.

4. Làm nhiều nét mặt khác nhau để bé bắt chước. Bé sẽ học được cách biểu lộ cảm xúc của mình qua gương mặt.

5. Ở tháng thứ 2, nếu điều kiện thời tiết tốt, các mẹ nên cho bé ra ngoài đi dạo để bé cảm thấy thoải mái hơn cũng như để bé có điều kiện khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài.

6. Nói chuyện với bé, hỏi bé nhiều câu hỏi để bé ê a trả lời. Cách làm này sẽ giúp bé phát triển khả năng giao tiếp rất tốt.

7. Mỗi khi các mẹ hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen ngợi bé và gọi tên bé.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về dinh dưỡng trẻ em. Hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn về các vấn đề sức khỏe trẻ em.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ sơ sinh non tháng có thể trạng rất non yếu, khả năng chịu đựng rất kém các sang chấn và tình trạng thiếu oxy. Trẻ cũng dễ bị tử vong hơn những trẻ đủ tháng. Những trẻ sống được sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển. Do đó, trẻ cần có những nhu cầu chăm sóc đặc biệt.


Trong mọi hoàn cảnh, và với mọi bé dù là bé sinh thiếu tháng hay đã đủ tháng thì sữa mẹ luôn là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân và trẻ có bệnh lý. Chưa có một sữa công thức nào có thể đạt được các dưỡng chất có khả năng đề kháng như sữa mẹ.

Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).

Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn.

Trẻ 1,5kilo cách 1,5 tiếng.
Trẻ 2 kilo cách 2 tiếng.
Trẻ 3 kilo cách 3 tiếng.
Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột).

Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn.

Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho trẻ ăn dặm với nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.

Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn hàng ngày

Ngày đầu tiên sau sinh : 70 – 80 ml cho 1 kilo cân nặng lúc sinh, sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).

Ví dụ: Trẻ sinh 1500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 80 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 10ml cho mỗi cữ.

Khi trẻ được 8 ngày tuổi :sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kilo: (70ml thêm + 80ml ngày đầu = 150ml), ta tính theo công thức sau:

Nếu 2 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 12 cữ = 18ml(225 chia cho 12)
Nếu 1,5 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 16 cữ = 14ml
Theo yduoclh.com

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng. Hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn về các vấn đề sức khỏe trẻ em.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Dinh dưỡng cho bé chậm mọc răng?

Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6 – 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé được 2 – 3 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng chậm hơn so với bình thường, có thể hơn một tuổi răng bé mới bắt đầu nhú. Khi ấy, các mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Bổ sung thêm canxi

Bé chậm mọc răng, nguyên nhân đầu tiên là bé bị thiếu canxi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân do mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Các mẹ cần nhớ, thực đơn cho bé ăn nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.

Khi bé chậm mọc răng, mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của con mình.

Giai đoạn này bé có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bé đang trong quá trình mọc răng và vận động nhiều nên có nhu cầu canxi rất cao, mẹ nên cho bé ăn tăng cường thêm những món chứa lượng canxi dồi dào như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm… Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi, có thể cho trẻ uống nước ép hoặc xay cả bã. Lượng sữa cần thiết cho bé ở thời kì này là khoảng 500-800ml mỗi ngày, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.

Mẹ nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, tránh hâm lại đồ ăn cho bé và tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.

Ngoài ra, tình trạng chậm mọc răng còn liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể bé. Mẹ cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Thức ăn cho bé mọc răng

Cho bé nhai rau củ mát sẽ giúp làm giảm cơn đau mọc răng. Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên. Khi đó, do cơ thể không thoải mái, các bé sẽ không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Dưới đây là một số loại thức ăn sau có thể khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho bé:
- Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em: Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé.

- Các loại rau nấu chín: Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

- Đồ uống mát: Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

- Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng: Loại bánh này có bán rộng rãi trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Nhai rau củ cũng là một cách “chữa trị” cơn đau răng của bé, tất nhiên phải dưới sự giám sát của mẹ. Rau củ chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột (nhất là dưa chuột bao tử). Trong trường hợp bé đau, các mẹ có thể cho một chiếc khăn đã làm ướt sạch lên ngăn đá tủ lạnh, sau đó cho bé nhai để làm dịu chỗ nướu đau tạm thời. Nếu bé đau quá, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Theo sức khỏe và đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về dinh dưỡng cho trẻ chậm mọc răng, nếu có thắc mắc liên quan đến sức khỏe hãy gọi tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những điều cần biết khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu

Trong những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập thông tin về bệnh thủy đậu – còn gọi là trái rạ hay phỏng rạ. Do bệnh thủy đậu đã vào giai đoạn cao điểm, số bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu tăng cao, thêm vào đó là tác động tích cực của truyền thông giáo dục sức khỏe nên số phụ huynh đưa con trẻ đi tiêm ngừa bệnh thủy đậu đã tăng đột biến trong những ngày này.


Theo ước tính, mỗi ngày phòng tiêm chủng Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng trên dưới 100 lượt trẻ đến tiêm ngừa, gần 50% trong số đó yêu cầu chủng ngừa bệnh thủy đậu, tăng gấp ba so với ngày thường. Điều này cho thấy nhu cầu tiêm ngừa của các bậc cha mẹ cho con em mình là rất cao, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin để quý vị được rõ hơn.

Tác hại của bệnh thủy đậu

Hầu hết trẻ bệnh thủy đậu sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp trẻ có thể bị viêm da, viêm phổi hay viêm não và có thể tử vong. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị mắc bệnh thủy đậu có thể bị dị tật, sẹo da và một số bất thường khác.

Nếu đã từng bị mắc bệnh thủy đậu, trẻ sẽ có được miễn dịch và sau này không bị mắc bệnh một lần nữa. Tuy nhiên, trong vài trường hợp khi lớn lên bệnh có thể diễn tiến thành bệnh zona, đặc trưng bởi triệu chứng phát ban khu trú ở một số vị trí và đau dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác.

Một số thông tin về vắc xin ngừa bệnh thủy đậu

Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu được sản xuất từ vi rút sống được làm giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh. Vắc xin này được sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Tùy theo loại vắc xin mà trẻ chỉ cần tiêm một liều duy nhất hoặc nhắc lại liều thứ 2 đối với trẻ trên 12 tuổi. Khi tiêm đủ liều trẻ sẽ đạt được miễn dịch kéo dài đối với bệnh thủy đậu và cả bệnh zona sau này. Những trẻ đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không cần tiêm ngừa vì bản thân đã có miễn dịch rồi.

Những ai cần tiêm ngừa bệnh thủy đậu?

-          Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên chưa mắc bệnh thủy đậu
-          Người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu, đặc biệt là các đối tượng như cô giáo, người chăm sóc trẻ, nhân viên y tế
-          Phụ nữ chưa có miễn dịch với bệnh cần được tiêm ngừa trước khi mang thai khoảng 2 tháng
Những ai không được tiêm ngừa bệnh thủy đậu?
-          Dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin. Vì vậy khi đưa bé đi tiêm ngừa, cha mẹ cần nói cho bác sĩ biết tất cả tiền sử về dị ứng của con mình
-          Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
-          Dự định có thai trong vòng 1 tháng sau tiêm ngừa
-          Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bất thường về máu, ung thư, nhiễm HIV, đang hoá trị liệu, bệnh lao.
-          Đang mắc bệnh nặng

Một số phản ứng phụ sau tiêm ngừa

Tất cả các vắc xin đều có thể gây ra phản ứng phụ sau khi tiêm. Tuy nhiên, những phản ứng này đều nhẹ và ít khi xảy ra. Một số phản ứng có thể gặp sau tiêm ngừa thủy đậu bao gồm:
-          Sưng, đỏ, đau ngay vị trí tiêm
-          Sốt nhẹ
-          Phát ban nhẹ xảy ra trong khoảng 5 – 26 ngày sau tiêm ngừa
-          Dị ứng với vắc xin ngừa bệnh thủy đậu: rất hiếm xảy ra, những phản ứng này thường xuất hiện trong vòng 15 phút sau tiêm. Do đó sau khi được chủng ngừa, phụ huynh cần cho trẻ ngồi lại khoảng 30 phút để theo dõi.

Trẻ có tiếp xúc với người bệnh thủy đậu có thể  tiêm ngừa được hay không?

Bạn vẫn có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm ngừa. Tuy vậy, nếu thời gian tiếp xúc của trẻ trên 5 ngày thì nhiều khả năng vắc xin sẽ không bảo vệ trẻ được khỏi bệnh. Bên cạnh đó, vắc xin ngừa bệnh thủy đậu cần thời gian khoảng 2 tuần lễ để đạt được miễn dịch tốt nhất nên trong khoảng thời gian này nếu trẻ có tiếp xúc với nguồn lây, trẻ vẫn có khả năng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nếu trẻ phát bệnh sau tiêm ngừa thì các triệu chứng bệnh cũng sẽ được giảm nhẹ rất nhiều và hầu như không xảy ra biến chứng.

Bs Như Huỳnh

Chú ý:Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầu, trieu chung ban dau cua hiv, cach tam cho tre so sinh

Tin liên quan

Nguồn cachchuabenh.net


Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Hiện nay, nhiều gia đình đời sống đã được nâng cao. Phụ huynh bắt đầu chú ý vào việc bồi bổ, cho con ăn những loại thực phẩm đắt tiền nhằm mục đích phát triển thể chất, tăng sức khỏe, chiều cao cân nặng và cả trí thông minh. Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để ‘nhồi nhét’ . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ ‘lợi bất cập hại”.

Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ.

Cho trẻ uống quá nhiều sữa cũng không tốt

Cho rằng uống sữa càng nhiều càng tốt, nhiều bà mẹ cho con dùng sữa thay nước.  Ngoài 3-4 ly sữa bột mỗi ngày, các bé còn uống sữa tươi, sữa chua, váng sữa ‘vô tội vạ” khi thích. Không ít người than phiền rằng con đã 4-5 tuổi mà mỗi tháng vẫn tốn 1-2 triệu đồng tiền sữa. Có bé chỉ uống 2 ngày là hết một hộp 400 g

Điều này không chỉ khiến trẻ bị béo phì mà đôi khi còn có thể gây các bệnh nguy hiểm. Trong sữa có rất nhiều canxi, giúp bé tăng trưởng tốt. Nhưng nếu quá dư thừa, canxi sẽ lắng đọng và gây các bệnh lý về thận. Thậm chí, khi uống quá nhiều sữa, lượng nước đưa vào quá lớn sẽ gây quá tải cho thận. Bởi kèm theo với việc thải các sản phẩm chuyển hoá, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng khi lượng nước đưa vào quá lớn.

Một vấn đề khá nguy hiểm cho những trẻ uống quá nhiều sữa nữa là khi bé mới biết đi thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do sữa không có chứa nhiều thành phần sắt trong nó mà muốn nhận được sắt trong chế độ ăn uống, bé buộc phải kết thân với nhiều loại thực phẩm giàu sắt khác. Do đó, nếu trẻ bị thiếu sắt do uống quá nhiều sữa mỗi ngày mà không được phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt trầm trọn.

Trẻ ăn quá nhiều sữa chua có thể gây sâu răng

Sữa chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, tránh dùng quá nhiều sữa chua. Tốt nhất là không nên ăn quá 2 hộp mỗi ngày. Dùng quá nhiều bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng men vi sinh hoặc đau dạ dày

Thêm vào đó, trong sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, một lợi khuẩn phổ biến trong đường ruột có lợi cho tiêu hóa. Khi uống hay ăn nhiều sữa chua mà không súc miệng, súc miệng không kỹ hoặc có nhưng bằng nước súc miệng chuyên dụng thì nó có thể gây sâu răng. Do vi khuẩn axit lactic trong sữa chua dễ dàng lên men trong nước bọt và pha trộn với các mảnh vụn thức ăn còn sót trong miệng bám vào các răng và vết nứt trên bề mặt. Từ đó hình thành nên mảng bám, ảnh hưởng tới bề mặt men răng dẫn đến sâu răng.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng

Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 - 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.

Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức trẻ em, nếu có những thắc mắc thêm các bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hivcach tam cho tre so sinh

Tin liên quan

Nguồn cachchuabenh.net


11 dấu hiệu ở trẻ không thể bỏ qua

Trên tạp chí Pediatrics, các nhà nghiên cứu vừa công bố một danh sách gồm 11 dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết để cha mẹ và những người khác trong cộng đồng phát hiện những rối loạn tâm thần ở trẻ.

Theo Tiến sĩ Peter S.Jensen tại Mayo Clinic “Nhiều người bối rối không biết con của họ có vấn đề gì không? ”Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp bậc cha mẹ phân biệt được những hành vi bình thường của tuổi thơ ấu và triệu chứng thực sự của bệnh tâm thần bằng một danh sách.

Để lập ra danh sách này, nhóm nghiên cứu đã xem lại các công trình về sức khỏe tâm thần liên quan đến hơn 6000 trẻ, và bảo đảm những triệu chứng trong danh sách có thể giúp nhận biết một số rối loạn sức khỏe tâm thần của trẻ.

11 dấu hiệu cảnh báo là:

- Cảm thấy buồn hay tỏ vẻ lãnh đạm trong thời gian từ 2 tuần trở lên.
- Thực sự cố gắng làm đau bản thân hay tự tử, hay có kế hoạch làm như thế.
- Đột nhiên bị chìm trong sợ hãi mà không có lý do, đôi khi tim đập nhanh hay thở gấp.
- Tham gia nhiều vụ tấn công, có sử dụng vũ khí, hay rất muốn làm đau người khác.
- Hành vi nghiêm trọng, mất kiểm soát, có thể gây tổn thương cho bản thân hay cho người khác.
- Không ăn, vứt bỏ thức ăn hay sử dụng thuốc để xuống cân
- Nhiều lo lắng hay hoảng sợ xen vào những hoạt động hàng ngày.
- Cực kỳ khó tập trung hay khó giữ yên lặng dẫn đến những nguy hiểm cho cơ thể hay thất bại trong việc học.
- Liên tiếp sử dụng ma túy hay rượu.
- Tâm tính thay đổi đột ngột, gây rắc rối trong các quan hệ.
- Thay đổi lớn lao trong hành vi hay nhân cách.

Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong số 11 dấu hiệu này ở trẻ, cha mẹ nên đưa cháu đến khám ở một bác sĩ nhi hay chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, để tránh khả năng các bậc phụ huynh quá vội vã chẩn đoán trẻ bị rối loạn tâm thần, các nhà nghiên cứu cho biết bản danh sách được thiết kế với tính chất dè dặt. Trong số 15% trẻ em được đánh giá là bệnh tâm thần, danh sách này sẽ nhận dạng được khoảng 8%.

Khoa Khám bệnh- bệnh viện Nhi đồng 2 - Theo Health News Daily

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hivcach tam cho tre so sinh

Tin liên quan

Nguồn cachchuabenh.net

Bạn đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh?

Với các bạn gái mới lần đầu làm mẹ, việc tắm trẻ hẳn gặp không ít khó khăn, tuy nhiên tắm trẻ là công việc vô cùng quan trọng, không ít người đã lúng túng và bối rối khi không biết cách tắm cho trẻ và phải nhờ người khác đến tắm cho trẻ mỗi ngày, thật ra việc tắm trẻ cũng khá dễ dàng nếu chúng ta biết đi treo trình tự.

Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và sắp xếp sẵn:

-    1 thau chứa nước ấm

-          2  khăn bông to: 1 khăn dùng để quấn bé trước khi tắm, 1 khăn trải sẵn để lau bé sau khi tắm

-          2  khăn bông nhỏ

-          Quần áo sạch

-          Xà phòng tắm

Kế tiếp để tắm trẻ, chúng ta cần đi theo trình tự:

-          Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 - 38°C.

-          Dùng khăn bông to quấn quanh người trẻ, ôm chặt trẻ, ngửa đầu

-          Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt trẻ theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai.

-          Làm ướt tóc, gội đầu trẻ bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch.

-          Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.

-          Bỏ khăn bông đang quấn quanh người trẻ.

-          Cho người trẻ vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu trẻ, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân.

-          Xong nhẹ nhàng nhấc trẻ ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người trẻ.

-          Mặc quần áo sạch vào cho trẻ

Lưu ý:

-          Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.

-          Chú ý bế trẻ cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.

-          Tắm trẻ nơi kín, không có gió.

-          Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt trẻ

-          Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.

-          Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch.

-          Vệ sinh thau sau khi tắm xong trẻ.


Khoa Dịch Vụ 2 - BV Nhi Đồng 2

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hivcach tam cho tre so sinh

Tin liên quan

Nguồn cachchuabenh.net

Đâu là trẻ khóc do đau, đói và khóc vì làm nũng?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất hay khóc, nếu để trẻ khóc nhiều quá có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không?


Trẻ khóc thường có nhiều nguyên nhân: bị bệnh, đói, làm nũng, khó chịu (tã ướt do đi tiêu, đi tiểu; ngứa do rôm sảy, côn trùng đốt...). Có những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ ( bị bệnh, đói, rôm sảy, côn trùng đốt...). Do đó cái ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ là nguyên nhân làm trẻ khóc. Nếu cha mẹ không muốn sức khoẻ của con bị ảnh hưởnng thì phải điều trị nguyên nhân. Khóc chỉ là dấu hiêu mà trẻ báo cho cha mẹ biết cơ thể trẻ có vấn đế làm trẻ khó chịu.

Làm thế nào để phân biệt đâu là trẻ khóc do đau, đói và khóc vì làm nũng?

- Trẻ khóc do đau thường khóc thét, đôi khi khóc dai dẳng và nín khóc khi không còn đau.
- Trẻ khóc do đói sẽ nín khóc khi trẻ được ăn,bú.
- Trẻ làm nũng sẽ khóc rền rỉ, có vần có điệu (bởi trẻ cố tình khóc nên trẻ sẽ khóc theo vần điệu mà trẻ muốn khóc).

Theo Bv Nhi Đồng 2

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hivcach tam cho tre so sinh

Tin liên quan

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Giúp con tập đi bạn cần làm gì?

Những năm đầu đời của con được đánh dấu với rất nhiều cột mốc, và việc bé có thể tự đi những bước đầu tiên luôn là một điểm nhấn quan trọng đối với bố mẹ và sự phát triển của trẻ.Để có thể giúp con tập đi từng bước đúng cách và không ảnh hưởng đến dáng đi sau này của bé, bạn cần biết những thông tin sau:

1. Khi nào thì bé bắt đầu tập đi?

Đa số trẻ bắt đầu có những biểu hiện tập đi từ 8 tháng tuổi, và biết đi ngay sau sinh nhật 1 tuổi của mình. Quá trình chuẩn bị tập đi của bé đòi hỏi sự vận động cơ bắp khá nhiều. Bạn có thể nhận thấy khả năng vận động của con mình ngày một phức tạp hơn, từ việc lật mình, lết, bò, đến việc nâng đỡ cơ thể từ từ.

2. Quá trình tập đi của bé

Trước khi có thể tập đi từng bước, bé cần học cách giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể từ việc tập bò, tập ngồi và phát triển các cơ khác là tay và chân. Bạn sẽ thường thấy trẻ 6 tháng tuổi rất hay hoạt động tay chân, rất thích nảy mình và bắt đầu có xu hướng vịn vào mẹ để tập đứng. Vào khoảng 9 tháng tuổi, bé sẽ thường xuyên bám víu vào vật dụng trong nhà hay người lớn xung quanh để tập đứng, giữ thăng bằng và tập ngồi sau khi đứng. Hình ảnh con bạn đứng nhún nhảy vài giây và ngồi xuống sẽ được lặp lại nhiều lần khi bé khoảng 10 tháng tuổi, đó là "trò chơi" khá yêu thích của bé vào thời điểm này. Do trẻ nhỏ chưa làm chủ được trọng lượng của mình khi ngồi xuống, bạn hãy luôn ở đằng sau hoặc đặt gối, chăn ở sát sau con để đỡ khi bé ngồi xuống, tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống của bé.

Sau giai đoạn này, đến tầm 12 tháng tuổi, con bạn sẽ bắt đầu "hành trình" di chuyển từ điểm này qua điểm khác, từ ghế sofa đến lòng mẹ và ngược lại. Bé có thể đứng và đi một đoạn ngắn mà không cần sự hỗ trợ. Giai đoạn này, bé cũng bắt đầu tập khom lưng để nhặt đồ chơi và từ từ ngồi xuống, hoặc ngồi xổm.
Bé cần học giữ thằng bằng trước khi biết đi.


Từ tháng tuổi thứ 14 - 18, con bạn sẽ dần dần thành thạo khả năng đi, đứng; bé đi bộ nhiều hơn và thường bám vịn thành cầu thang để leo lên từng bậc một, tất nhiên bạn phải luôn ở bên con để kịp thời hỗ trợ. Thời điểm này, dáng đi của bé có vẻ vẫn chưa hoàn thiện, nhưng bạn đừng quá lo lắng khi tập đi bàn chân bé hướng ra ngoài, đi nhón chân và tiếp tục đi hai hàng bởi tư thế này giúp bé thăng bằng được tốt hơn. Bạn có thể hướng dẫn con từ từ, và chỉnh lại dáng cho con khi bé bước đi đã thành thục hơn.Đến tháng thứ 25 - 26, bé bắt đầu đi nhiều bước hơn và biết đi bằng cả bàn chân khi di chuyển. Và từ thời điểm này đến sinh nhật 3 tuổi, con bạn sẽ dần hoàn thiện hơn kỹ năng đi của mình. Bé không còn phải quá tập trung năng lượng hay sự dè chừng cho từng bước đi nữa mà sẽ có thêm các hoạt động liên quan như chạy, nhảy.

3. Bố mẹ giúp con tập đi như thế nào?

Bạn hãy luôn ở bên cạnh giám sát và hỗ trợ giúp con có được những bước đi đầu tiên vững chãi nhất. Trong quá trình con tập giữ thăng bằng và vận động nhằm phát triển hơn các cơ tay, cơ chân, bạn có thể giúp con bằng cách đặt các món đồ chơi ở phía trước, cách bé một khoảng nhỏ. Việc cố gắng nhoài người, bò hay lết về phía trước để lấy đồ vật giúp ích cho quá trình này rất nhiều.

Luôn giám sát và hỗ trợ cho con tập đi


Bạn cũng hãy tạo điều kiện và giúp con tập đứng, vì việc này sẽ giúp săn chắc, phát triển cơ, xương chân - tiền đề cho những bước đi đầu tiên vững chãi. Bạn có thể cho con bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp bé gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống.Khi cùng con tập đi, bạn hãy dìu, nâng đỡ con đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình để tránh gây trật cổ tay hay xương vai bé. Thay vào đó, bạn nên nâng từ khủy tay hay vai bé, như vậy sẽ an toàn hơn. Bạn có thể quỳ gối trước mặt con và đỡ con bằng hai tay giúp bé di chuyển trong nhà, khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi. Và hãy luyện tập nhiều lần cùng bé nhé!

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích việc sử dụng xe tập đi cho bé bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp đùi và ảnh hưởng đến quá trình định hình khung xương chân, cũng như dáng đi của bé. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn không cần phải đi giày cho con khi bé tập đi trong nhà, việc đi lại bằng chân không sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và cân bằng hơn. Khi nào bé ra ngoài hoặc trong thời tiết lạnh thì bạn hãy mang giày cho bé.

4. Những điều cần lưu ý

Khi con tập đi, khả năng bé gặp nguy hiểm sẽ cao hơn so với lúc trước, và bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh nơi bé thường lui tới phải thật an toàn. Bằng cách nào?- Hãy loại bỏ hoặc xếp gọn các chướng ngại vật trong không gian con tập đi, hạn chế các góc nhọn ở đồ nội thất như bàn, ghế, kệ, tủ... bằng cách che chắn bằng vật mềm. Cất những dụng cụ nguy hiểm như dao, kéo, dung dịch hóa học, nước sôi, đồ vật nặng... ở xa tầm tay trẻ.- Nên để con tập đi ở không gian thấp và bằng phẳng. Bạn nên đóng cửa phòng tắm, phòng bếp và hạn chế để bé leo cầu thang khi bước đi chưa vững nhằm tránh nguy hiểm.

Cần bọc ổ cắm điện để bảo vệ con

- Lưu ý về các ổ điện, phích cắm và các thiết bị điện khác. Bạn cần bọc chúng lại hay có phương pháp an toàn nhằm bảo vệ trẻ.

Tùy vào thể trạng và sức khỏe mà một số trẻ đã 1 hay gần 2 tuổi vẫn chưa đi vững, hoặc không biết đi, bạn cần đưa con đi khám để biết rõ tình hình sức khỏe của bé. Và hãy nhớ luôn ở cạnh, trông chừng và hỗ trợ cho con trong suốt quá trình tập đi cũng như phát triển của con, bạn nhé!

TH

Chú ý: Trên đây là một vài thông tin tham khảo về sức khoẻ trẻ em. Nếu có thắc mắc về sức khoẻ, tâm lý hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: tam ly phu nu, tam ly phu nu ngoai tinh,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Lưu ý khi khí dung cho trẻ nhỏ

Xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ còn gọi là khí dung. Khí dung được dùng  hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn.

Không ai phủ nhận từ lúc áp dụng xông khí dung, nhiều bệnh lý đường hô hấp ở trẻ nhỏ được cải thiện rõ. Và nhờ vào xông khí dung, nhiều trẻ đã không cần phải dùng thuốc uống, hạn chế được rất nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra nếu uống.

Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ co thắt hay chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp . Xông sẽ có tác dụng nhanh hơn, làm giãn các phế quản , làm loãng đàm, bệnh nhi có cảm giác dễ thở hơn .Thời gian tác dụng của xông khí dung  ngắn, do đó trẻ sẽ được xông nhiều lần tùy theo chẩn đoán  và độ nặng nhẹ của bệnh.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để xông khác nhau. Chẳng hạn như bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì thường dùng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng và  trong những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn, thì trẻ sẽ được xông ventoline trong cơn cấp.


Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đàm nhớt thì xông khí dung bằng nước muối  rất tốt để làm loãng đàm, trẻ dễ ho và tống được đàm nhớt ra ngoài.

Khi sử dụng máy phun khí dung thì phải tuân thủ cách pha thuốc vì nếu pha không đúng liều lượng hoặc quá loãng hay quá đặc, các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong các phế quản , hoặc lơ lững hoặc bám vào thành họng, chưa kịp xuống đến các phế quản tận. Nên lưu ý khi xông bằng máy phải đảm  bảo vệ sinh , sử dụng dây và mặt nạ riêng và sau mỗi lần xông phải được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Sau 1 thời gian sử dụng máy phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi trùng và nấm mốc.

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc xông, nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh, mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra việc lạm dụng coricoide hay kháng sinh sẽ ảnh hưởng cho sức khỏe. Ngay cả các thuốc gây dãn phế quản, tuy giúp trẻ đang bị suyễn dễ thở hơn nhưng nếu dùng nhiều lần quá hoặc liều lương cao sẽ làm trẻ kích thích, tim đập nhanh, run tay chân,v.v.

Nên lưu ý các loại tinh dầu tuy làm thông mũi nhưng không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ quá nhỏ có thể gây ức chế hô hấp,  cũng không được lạm dụng bừa bãi, vì nó sẽ làm cho nghiện và làm giảm khứu giác.

Cách tốt nhất mà phụ huynh có con em bị suyễn , có thể thực hiện tại nhà, và y học đã chứng minh là hiệu quả
tương đương với máy xông khí dung, là sử dụng bình xịt định liều  qua ống hít (babyhaler) có bán tại các nhà thuốc tây. Và trẻ nên được khám và sử dụng thuốc xông theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đăng bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Nếu có những thắc mắc chung về sức khỏe, tâm lý hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: tam ly phu nu, tam ly phu nu ngoai tinh,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Trẻ bị sốt, bạn đã xử trí đúng chưa?

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,5oC, chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu sốt cao hoặc sốt quá cao sẽ làm cho trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.

Cách phát hiện trẻ bị sốt

Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc, mệt mỏi, ngủ nhiều. Dùng bàn tay sờ trán, bàn tay, chân tay trẻ thấy nóng hoặc lấy má người lớn áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37,5oC. Nhiệt độ đo ở nách và đo bằng nhiệt kế.


Cách đo nhiệt độ: Trước khi đo, kiểm tra nhiệt kế, nếu mức thủy ngân của nhiệt kế dưới 36oC cần đo ngay. Nhưng nếu mức thủy ngân của nhiệt kế cao hơn 36oC, ta phải dùng ngón tay trỏ đặt nhiệt kế có bầu thủy ngân song song, còn các ngón khác giữ nhiệt kế và đọc mức thủy ngân ở nhiệt kế.

Đánh giá mức độ sốt

- Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37oC (có một số trường hợp đặc biệt có thân nhiệt dưới hoặc trên 37oC, nếu trên hoặc dưới cũng tính theo công thức của nhiệt độ trung bình, ví dụ nhiệt độ bình thường là 36,5oC thì 37oC là sốt nhẹ).
- Nếu nhiệt độ ở trên 37,5oC là trẻ bị sốt.
- Khi nhiệt độ từ 37,5oC - 38,5oC là sốt nhẹ.
- Khi nhiệt độ từ 38,5oC - 39oC là sốt vừa.
- Khi nhiệt độ từ 39oC - 40oC là sốt cao.
- Khi nhiệt độ >40oC là sốt rất cao.

Làm gì khi trẻ em bị sốt?

Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5oC-38,5oC chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3 - 4 giờ đo nhiệt độ lại.

Khi trẻ sốt trên 38,5oC cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt (tránh gió lùa), cho uống hoặc đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Song song với dùng thuốc, dùng thêm khăn bông mềm thấm nước bình thường vắt khô đặt lên trán của trẻ rồi dùng khăn lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻ hoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không nên dùng nước đá hoặc đá chườm cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt.

Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi. Tránh tình trạng khi trẻ bị sốt cao lại kiêng gió, nhiều khi càng làm cho trẻ sốt cao hơn, có khi nguy hại đến tính mạng trẻ. Sau đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị. Những trường hợp sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như li bì, nôn, không ăn uống… cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ  Trần Thị Nga

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hứơng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: tam ly phu nu, tam ly phu nu ngoai tinh,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Sức khỏe của bé qua phân!

Khi cơ thể trẻ có bất thường nhất ở đường tiêu hóa, thì phân là một trong những biểu hiện đầu tiên tin cậy. Theo giõi phân hàng ngày sẽ kịp thời đoán biết tình trạng sức khỏe của trẻ để xử trí kịp thời.

Phân khi nào là bình thường? 

Với trẻ bú mẹ, phân "hoa cà hoa cải" không thối có thể có mùi chua nhẹ. Với trẻ lớn hơn phân trẻ thường mềm mịn và khá đồng nhất, thường có màu vàng sẫm hoặc nhạt, mùi không quá thối hoặc không thối khắm.

Phân không bình thường?
- Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh, đây là dấy hiệu báo trẻ có rối loạn tiêu hóa hoặc trẻ bị sổ mũi, viêmMũi họng. Nếu đường hô hấp trẻ vẫn bình thường, cần đưa trẻ đến bác sĩ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột.

- Phân có mủ có thể kèm theo mùi thói khắm. Trẻ bị viêm ở đường ruột hoặc ở bộ phận nào đó ở cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện trẻ quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đại tiện nhiều lần, phát sốt là trẻ bị kiết lị.

- Phân có máu. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy phân của trẻ có máu hoặc nghi nghờ có máu, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

- Phân có màu xanh. Nếu phân có màu xanh cỏ úa, lỏng, hoặc phân không thành hình màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm có chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do trẻ ăn quá nhiều, phải giảm lượng ăn đi. Khi phân có màu xanh sẩm, lượng ít có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ bị quấy khóc quằn quại thì đó là trẻ bị đói ăn. Cần tăng lượng sữa thích đáng thì sẽ trở lại bình thường.

- Phân có màu xám thường gặp ở những trẻ được nuôi bằng sữa bò. Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân. Nếu ngày càng xám và rắn lại, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể sữa đang không dùng hợp với trẻ.

Phân sống, thường lỗn nhộn sữa hoặc thức ăn chưa tiêu hóa, có pha chút màu trắng nhạt hoặc màu trắng. Khi phân có bọt lại có ít phân sống đó là hiện tượng ăn quá nhiều chất đường, chất bột, nên giảm lượng đường và chất bột, cho ăn cháo ngó sen hoặc cháo nước gạo, chỉ 1-2 ngày sẽ khỏi.

- Phân màu nâu nhạt, vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, hoặc trong chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ.

- Phân có dạng như  hồ loãng màu vàng nhạt, không có chất nhầy, ngày đi 3-4 lần, nguyên nhân có thể do trẻ ngủ để bụng bị lạnh. Cải thiện bằng cách, đắp ấm bụng giảm thức ăn dầu mỡ, rang gạo vàng lên nấu nước uống hoặc dùng pha vào sữa cho trẻ ăn một vài ngày là khỏi. Phân có màu sắc theo thức ăn mà trẻ ăn vào, ví dụ khi trẻ ăn nhiều cà rốt hoặc rau quả có màu vàng, phân thường có biểu hiện vàng sẫm.

- Phân nửa thành hình, nữa như nước. Thì đó là trẻ bị bệnh cảm cúm, lên sởi... Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần đó là ngộ độc.

- Phân cứng, lượng it, mặt ngoài có nhầy hoặc màu là táo bón. Nếu trẻ bị táo bón nặng có thể cho uống 60-70ml mật ong (chỉ với 1 tuổi trở lên) hoặc 5-10ml vừng dầu, dầu lạc đã nấu chín là được.

- Phân như  nước vo gạo, số lần đại tiện và số phân nhiều lại kèm theo nôn mủa đó là bị bệnh tả.

- Phân như bả đậu hoặc phân loảng có màu vàng xanh lẫn chất nhầy là bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm. Lưu ý, bạn có thể theo dõi phân đựng trong lọ thủy tinh đã rửa sạch và đậy kín, bác sĩ có thể làm xét nghiệm nếu có thể cần thiết.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khoẻ trẻ em. Nếu có thắc mắc chung về sức khoẻ, tâm lý hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: tam ly phu nu, tam ly phu nu ngoai tinh,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Dấu hiệu khò khè ở trẻ nhỏ?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Cha mẹ cần chú ý nhận biết và theo dõi diễn biến của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.


Các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn. Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), …  Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Nhận biết trẻ bị khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra  có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy,“tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Khi nào cần đi khám?

- Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

- Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì  có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Chú ý: Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: tam ly phu nu, tam ly phu nu ngoai tinh,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Cách tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng rất tốt cho hầu hết mọi người và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tắm nắng không chỉ tốt trong việc phát triển xương cho trẻ mà còn giúp trẻ sơ sinh tránh tình trạng vàng da. Thế nhưng, không phải bà mẹ nào cũng biết tắm nắng đúng cách cho trẻ.

1. Trẻ có thể tắm nắng khi nào?

Bạn biết không, sau khi sinh khoảng 1 tuần là bạn có thể bắt đầu cho trẻ tắm nắng ngay. Mùa hè, bạn nên cho con tắm nắng vào khoảng từ 8 – 9h sáng. Lúc này, lớp khí quyển mỏng hơn, lượng hơi nước bốc lên giảm nên tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nhiều.

Nếu không ra ngoài, có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại. Vào mùa lạnh, có thể tắm nắng cho bé từ 9 – 10h sáng nhưng tốt nhất là khoảng từ 15 – 17h chiều vì buổi sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

2. Tắm nắng đúng cách cho trẻ

Giai đoạn giúp trẻ làm quen : Sau sinh 10 ngày, có thể cho trẻ ra bóng râm. Ngày đầu 10 phút rồi tăng dần lên 20, 30 phút cho các ngày tiếp theo. Nếu mùa đông, bạn có thể bỏ qua gia đoạn này.

Giai đoạn tắm : Bắt đầu từ ngày thứ 4 (tính từ sau sinh 10 ngày), cho trẻ mặc quần áo để lộ bàn chân và cổ chân, tắm nắng thân trước và sau lưng 5 phút. Ngày thứ 5, che từ đầu gối lên đầu để lộ bắp và bàn chân, tắm nắng cho bé 15 phút. Các ngày tiếp sau, cho lộ thêm nhiều vùng da như đùi, ngực, tay, cổ… để tắm nắng. Phần da tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều, cơ thể bé càng nhận được nhiều vitamin D.

Cách cho trẻ tắm nắng : Thoạt đầu, mỗi lần tắm 2 phút, rồi tăng dần lên khoảng 10-15 phút dưới ánh nắng nhẹ, không cho trẻ tắm nắng quá 30 phút. Mỗi đợt tắm 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10-20 ngày rồi có thể cho trẻ tắm tiếp.

3. Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Để việc tắm nắng cho trẻ đạt hiệu quả, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có hại cho mắt và não ở trẻ.

Khi trẻ đang bị các bệnh cấp tính, bệnh nội tiết như basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm Quinolon, nhất thiết không được tắm nắng.

Trẻ chưa biết đi, người lớn có thể bế trẻ ra ngoài, hoặc đặt trẻ vào xe đẩy có mui che, đẩy ra ngoài cửa để tắm nắng.

Chú ý: không tắm nắng trong phòng qua cửa kính, vì kính cản trở tia hồng ngoại nên qua kính cơ thể không hấp thu được tia hồng ngoại thì việc tắm nắng cũng không có tác dụng.

Sau khi tắm, phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Tiếp đến, cho bé nghỉ chừng 20 – 30 phút rồi tắm nước ấm cho bé. Nếu là mùa hè thì nên tắm cho trẻ sau khi tắm nắng xong.

Nên mặc ít áo cho trẻ, để hở vùng da nhiều càng tốt.

Mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Tuy nhiên, nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.

Chọn nơi thoáng đãng, ít bụi bẩn, tiếng ồn, nhận được nhiều ánh nắng để tắm cho bé. Tuyệt đối tránh chỗ gió lùa, chỉ nên mở một cánh cửa hướng có nắng.

Nguồn Tổng hợp

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hứơng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv, tam nang cho tre so sinh

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em