TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Dịch sởi có nguy cơ tăng trở lại trong dịp lễ 30/4


Dịch sởi có nguy cơ tăng trở lại trong dịp lễ 30/4

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch sởi tổ chức cuối giờ chiều ngày hôm qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cảnh báo, dịp lễ lễ 30/4-1/5 sắp tới nguy cơ số người mắc sởi tăng trở lại là rất cao do người dân đi lại nhiều, tập trung đông ở các sự kiện, nơi vui chơi.

Thêm 4 trường hợp nặng xin về, tử vong trong ngày 24/4

Tại cuộc họp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến hết ngày 24/4, cả nước ghi nhận 10.017 trường hợp sốt ban dạng nghi sởi, trong đó có 3.609 trường hợp mắc sởi. Đã có thêm 4 ca tử vong, nặng xin về liên quan đến bệnh sởi, nâng con số này từ đầu mùa dịch đến nay lên 123 ca (riêng tại BV Nhi Trung ương có 115 ca).

Cục Y tế dự phòng cũng cho biết thêm, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương số bệnh nhân sởi mới phải nhập viện có xu hướng chững lại và không tăng so với những ngày đầu tháng 4/2014, từ 30 ca/ngày giảm xuống còn 5-10 ca/ngày.

Hạn chế đi lại, tập trung đông trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5


Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo để phòng lây nhiễm sởi, người dân cần hạn chế tập trung đông người trong dịp lễ 30/4-1/5, bởi dịch sởi hiện đã xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Những người có biểu hiện nghi ngờ mắc sởi không nên đến công viên, hồ bơi, điểm tụ tập nhiều người … nhằm tránh lây lan dịch sởi ra cộng đồng.

Tuy nhiên, trong 2 ngày gần nhất (23-24/4), số nhập viện mới lại tăng cao hơn so với ngày 22/4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lo ngại, những ngày nghỉ lễ sắp tới rất dài, nhu cầu đi lại, vui chơi của người dân tăng cao có thể khiến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, làm gia tăng số người mắc sởi, nhất là khi sởi hiện đã xảy ra cả ở người lớn và trẻ em.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định số ca tử vong trong vài ngày tới dự kiến sẽ còn tăng bởi đang có nhiều ca bệnh nặng, phải thở máy tại các bệnh viện.

Tại điểm nóng của dịch sởi là Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch sởi ở Hà Nội đã đạt đỉnh và đang duy trì ở mức cao với khoảng 700 bệnh nhân đang nằm điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn. Sở Y tế dự báo số mắc trong tuần tới sẽ giảm dần tuy nhiên không thể giảm nhanh được, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm, nóng thất thường hiện nay.

Ông Hạnh cũng dự báo, trong những ngày tới sẽ tiếp tục có thêm các trường hợp tử vong do vẫn còn 13 bệnh nhi nặng nằm điều trị hàng tháng, đang phải thở máy tại BV Nhi Trung ương và BV Bạch Mai. Hiện nay tại BV Nhi Trung ương có 5 bệnh nhân sởi ở Hà Nội đang phải thở máy, tại BV Bạch Mai có 8 bệnh nhân đang thở máy.

“Tốn kém bao nhiêu cũng phải cứu chữa người bệnh”

Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Bộ Y tế sẽ tập trung tối đa để phòng chống dịch sởi, tốn kém bao nhiêu cũng phải cứu chữa người bệnh, hạn chế thấp nhất số ca tử vong. Bộ cũng đảm bảo cung ứng đủ vắcxin với việc mua thêm 1,2 triệu liều và sẽ ưu tiên tiêm cho cả trẻ dưới 10 tuổi”.

Bộ trưởng đã có chỉ thị thúc các tỉnh đẩy mạnh việc phòng chống dịch sởi và kế hoạch tiêm vắc xin. Cụ thể, Bộ yêu cầu Sở Y tế các tỉnh có trách nhiệm cập nhật hàng ngày tỷ lệ tiêm chủng. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn thấp phải tổ chức thêm các điểm tiêm, tăng số buổi tiêm, đảm bảo đến hết tháng 4/2014 đạt tỷ lệ tiêm trên 95%.  Để đạt được tỷ lệ này, Bộ trưởng đề nghị cuối mỗi buổi tiêm, cán bộ y tế phải thực hiện rà soát các đối tượng chưa được tiêm để tiêm bổ sung vào các ngày tiếp theo, tránh bỏ sót. Kiên trì vận động và báo cáo UBND các cấp để huy động ban ngành, đoàn thể trong việc vận động cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ.

Các địa phương phải giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thực hiện cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan. Đồng thời phải yêu cầu các bệnh viện của địa phương tập trung nguồn lực phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân sởi, hạn chế tối đa việc chuyển tuyến các trường hợp trong khả năng điều trị lên tuyến trên để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp khác.

Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện tuyến Trung ương có trách nhiễm thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, phân luồng khám chữa bệnh, phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện. Đồng thời các bệnh viện tuyến Trung ương phải hỗ trợ hướng dẫn các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện địa phương phác đồ mới điều trị bệnh nhân sởi.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Dự án tiêm chugnr mở rộng Quốc gia, Bộ trưởng yêu cầu thành lập các đoàn công tác đến địa phương nhằm đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin.

Được biết, tính đến hết ngày 23/4, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên cả nước mới đạt 65%. Hiện mới có 5 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 90%.

Tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, Hà Nội đã triển khai thêm các điểm tiêm tại Trung tâm Y tế dự phòng và 30/30 quận, huyện cho trẻ từ 9 tháng đến 6 tuổi. Các trạm y tế xã, phường sẽ tổ chức tiêm sởi kéo dài đến hết ngày 25/4, sau đó mỗi tuần sẽ có một buổi tiêm. Nhờ đẩy mạnh các biện pháp như trên, hiện tỷ lệ tiêm chủng của Hà Nội đã tăng vọt từ 75% lên 97% chỉ sau 1 tuần.

Các tin mới hơn

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có thắc mắc về tâm lý và sức khoẻ hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Trẻ nhiễm HIV cần điều trị sớm bằng thuốc phơi nhiễm HIV

Trẻ nhiễm HIV cần điều trị sớm bằng thuoc phoi nhiem HIV

VN có quyền hi vọng chữa khỏi bệnh HIV cho trẻ em hay không từ trường hợp một bé gái ở Mỹ đã được công bố chữa khỏi HIV?
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm các trẻ nhiễm HIV tại chùa Ngọc Lâm, Hà Nội (năm 2010)

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm các trẻ nhiễm HIV tại chùa Ngọc Lâm,
Hà Nội (năm 2010) - Ảnh: Việt Dũng

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành viên tiểu ban nhi Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) - nói:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1 là đơn vị phát hiện và điều trị ca trẻ em bị nhiễm HIV đầu tiên ở VN vào năm 1997 với các trieu chung ban dau cua trẻ nhiễm HIV như hay sốt, trẻ kém ăn, người gầy gò... Hiện số ca nhiễm HIV mới được phát hiện của cả nước chỉ khoảng 4.000-5.000 em nhưng số nhiễm thật sự nhiều hơn vì số liệu ước đoán khoảng 2.000 trẻ nhiễm HIV ra đời/năm. Tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM từ năm 2006 đến nay theo dõi, tiếp nhận điều trị 500-600 trẻ nhiễm HIV chủ yếu được điều trị bằng thuoc phoi nhiem HIV.  Thực tế ở VN đã ghi nhận có ít nhất bốn trẻ nhiễm HIV sau một thời gian điều trị, cho xét nghiệm lại thì không tìm thấy virút HIV trong máu. Tuy nhiên, chúng tôi không dám chắc là các bé này khỏi bệnh hoàn toàn.
 
Thực tế ở VN đã ghi nhận có ít nhất bốn trẻ nhiễm HIV sau một thời gian điều trị, cho xét nghiệm lại thì không tìm thấy virút HIV trong máu. Tuy nhiên, chúng tôi không dám chắc là các bé này khỏi bệnh hoàn toàn
Bác sĩ Trương Hữu Khanh

* Vì sao không dám chắc, thưa ông?

- Vì ngưỡng phát hiện virút HIV trong máu của chúng ta cao hơn thế giới. Ở nước ngoài do kỹ thuật xét nghiệm của họ hiện đại hơn, nhạy hơn nên có thể phát hiện được 20-25 con virút HIV trong 1ml máu, nhưng ở VN hiện nay là 50-250 con (tùy phòng xét nghiệm). Các bé này được cho thử máu tầm soát và thử máu nhạy đều không thấy có virút HIV sau khi điều trị bằng thuốc ARV bậc một như cháu bé được chữa khỏi HIV ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi không dám cho ngưng thuốc vì các bé được điều trị hơi trễ (lúc hơn 2 tháng tuổi) so với cháu bé ở Mỹ.

* Thưa bác sĩ, việc chăm sóc và điều trị trẻ nhiễm HIV thời gian qua thế nào?

- Từ năm 2006, VN đã thực hiện chương trình theo dõi và điều trị trẻ em nhiễm HIV. Chương trình được triển khai ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Viện Nhi trung ương bằng việc mở phòng khám ngoại trú cho trẻ nhiễm HIV. Nhờ đó trẻ nhiễm HIV được theo dõi, điều trị đúng phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 2008 VN có thêm chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con nên việc theo dõi, điều trị cho trẻ nhiễm HIV càng thuận lợi và tốt hơn.

Việc phát hiện trẻ bị nhiễm HIV cũng gây rất khó khăn, có trẻ triệu chứng của HIV giai đoạn đầu phát hiện rất sớm nên sẽ điều trị tốt hơn, nhưng có trẻ triệu trứng ban đầu của HIV phát hiện rất khó nên khi đến mang đến điều trị tại bệnh viện các trẻ đã ở giai đoạn cuối chứ không còn trieu chung ban dau cua HIV nữa.

Trước kia, phác đồ điều trị HIV chung trên thế giới là chờ khi nào tình trạng miễn dịch giảm mới điều trị bằng thuốc ARV. Nhưng cách đây 3-4 năm, một nghiên cứu tình cờ của Mỹ thấy rằng những trẻ bị nhiễm HIV được điều trị càng sớm thì càng sống lâu, sống tốt, phát triển tinh thần và thể chất rất tốt. Vì vậy phác đồ điều trị cho trẻ nhiễm HIV được thay đổi theo hướng: trẻ nhiễm HIV được tiến hành điều trị ngay từ khi 4-8 tuần tuổi, bất kể tình trạng miễn dịch thế nào.

* Vì sao chúng ta không làm xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ nhiễm HIV khi mới chào đời, thưa bác sĩ?

- Ở nước ngoài, có thể lấy máu em bé xét nghiệm ngay khi mới sinh để biết nồng độ virút HIV trong máu là bao nhiêu. Còn chúng ta phải chờ cho bé 4-6 tuần mới làm xét nghiệm chẩn đoán do nhân lực của chúng ta còn ít. Hơn nữa, lấy máu xét nghiệm lúc mới sinh thì khi bé 4-6 tuần vẫn phải xét nghiệm lại vì có thể bé chưa bị nhiễm HIV, nhưng sau đó trong quá trình sinh mới bị lây (ở thời kỳ “cửa sổ” khi xét nghiệm thường phát hiện không thấy virút).

* Xin bác sĩ cho biết bệnh nhi nhiễm HIV sống lâu nhất tại bệnh viện và tại VN là bao nhiêu năm?

- Cháu bé nhiễm HIV được bệnh viện điều trị nay đã 19 tuổi và cháu cũng là bé nhiễm HIV sống lâu nhất tại VN hiện nay. Em này đã chuyển sang theo dõi điều trị ở một phòng khám của người lớn. Chúng tôi thấy những bé được điều trị sớm có tổng trạng sức khỏe rất tốt, phát triển bình thường, đi học bình thường. Nhờ đó các bé ít bị bệnh lặt vặt và ít khi phải nhập viện vì những bệnh cơ hội do suy giảm miễn dịch gây ra.

* Bác sĩ cho biết thêm về triển vọng điều trị khỏi cho trẻ nhiễm HIV ở VN sắp tới thế nào?

- Đây mới chỉ là một ca trẻ em trên thế giới được công bố chữa khỏi HIV nên còn có nhiều ý kiến phản biện khác nhau. Người ta có thể phản biện rằng cơ thể bé này có gì đó rất đặc biệt, có thể do miễn dịch của trẻ em khác với người lớn nên mức độ dự trữ HIV trong tế bào của trẻ em không có, không có dự trữ trong giai đoạn đầu mắc bệnh nên khi điều trị thuốc ARV sẽ diệt hết được virút HIV. Chúng tôi nghĩ với một ca trẻ em được chữa khỏi HIV chỉ mở ra một hướng nghiên cứu thôi. Còn về lâu dài phải có một chương trình quốc gia, hoặc Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM sẽ tiến hành làm thí điểm nghiên cứu về điều trị HIV sớm ở trẻ em như đã từng thí điểm thực hiện nhiều chương trình khác về HIV/AIDS.

VN đã dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, hiện là chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho hay từ năm 2009, thông qua sự hỗ trợ của Quỹ Bill Clinton, Bộ Y tế đã triển khai dự phòng hỗ trợ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Theo ông Huấn, những bà mẹ nhiễm HIV sẽ được điều trị từ những tháng cuối của thai kỳ và dự phòng cho cả em bé sau sinh. Với những hoạt động này, tỉ lệ trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã giảm mạnh từ mức trên 30% xuống dưới 10%.

Theo ông Huấn, năm 2012 vừa qua trong số trên 800.000 phụ nữ mang thai đến xét nghiệm, có trên 1.200 lượt phụ nữ nhiễm HIV, chiếm tỉ lệ 0,15%. Trong số trên 800 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, trên 600 bé được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole trong vòng hai tháng sau sinh (70,3%). Tuy nhiên, ông Huấn cho biết VN chưa có theo dõi dài hơi, liên tục ở nhóm trẻ này, như thời gian trẻ trên 2 tuổi và lớn hơn nữa về tác động của thuốc.

L.Anh


Các tin mới hơn

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/vuot-qua-am-anh-ve-hiv--n98-3420#sthash.PcyFRAL6.dpuf

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có thắc mắc về tâm lý và sức khoẻ hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ

Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ
Càng biết về những dấu hiệu này sớm, mẹ càng có nhiều cơ hội đưa thiên thần lơ đãng của mình trở lại đúng nhịp.
 Trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ hay còn gọi là rối loạn tự kỷ thường khởi phát trong giai đoạn 2-3 tuổi, hay gặp nhất ở ở bé trai. Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm nhận thấy ở con những dấu hiệu chủ yếu như: gặp khó khăn trong giao tiếp, lời nói, thiếu tiếp xúc bằng mắt, không quan tâm đến các trò chơi nhóm, lời nói rập khuôn, lặp lại, nhịp điêu, tốc độ hành động thường có vấn đề….Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, chứng tự kỷ của trẻ đã rất khó chữa.
Mẹ nên biết, trước khi trẻ mắc chứng tự kỷ, các bé sẽ có một số biểu hiện sớm của giai đoạn còn trong trứng nước.

Tín hiệu 6 tháng

Bắt đầu từ khoảng 6 tháng, bé đã có một số biểu hiện chớm của bệnh tự kỷ. Nhưng vì trẻ lúc này vẫn còn quá nhỏ, những tín hiệu bé đưa ra hay thường bị bố mẹ bỏ qua. Mẹ nên lưu ý đến những biểu hiện như: khi cha mẹ đưa đồ ăn hoặc đồ chơi để trêu con, bé luôn lờ đi và tỏ ra không quan tâm. Khi mẹ năm tay con, bé cũng tỏ ra không thoải mái.

Tín hiệu một tuổi

12 tháng là khoảng thời gian bé đã có một số dấu hiệu điển hình, mẹ có thể tham khảo như: Không thể nhìn thẳng vào mắt mẹ, không có giao lưu ánh mắt giữa mẹ và bé. Khi cha mẹ gọi tên con, bé không quay lại hoặc số lần, thời gian quay lại rất ít. Không nhận ra cử chỉ của cha mẹ, không có phản ứng bình thường với các kích thích bên ngoài. Thậm chí 12 tháng vẫn chưa biết cha mẹ là ai.

Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ 1
Trẻ tự kỷ thường thích bó mình trong những không gian quen thuộc
Tín hiểu hai tuổi

Hai tuổi, dấu hiệu mẹ cần quan tâm chính của con là khía cạnh cá nhân và lời nói. Ví dụ như trẻ ít cười, ít biểu hiện trên khuôn mặt hoặc không thích thể hiện, hầu hết thời gian đều im lặng, thậm chí 2 tuổi vẫn chưa biết nói, chưa biết nói nhiều hơn 2 từ.

Mặc khác, mẹ cùng nên theo dõi những vấn đề về cảm xúc của con. Trẻ tự kỷ thường yêu cầu một môi trường quen thuộc và rất ghét sự thay đổi. Các bé sẽ dành nhiều thời giản để tập trung vào duy nhất 1,2 món đồ chơi và hoạt động. Chẳng hạn như thích vặn nắp, xoay nắp đều đều, rất quan tâm đến các chương trình quảng cáo và thời tiết trên tivi. Thường những bộ phim hay hoạt hình lại không quan tâm xem. Trẻ thích mọi thứ phải thật quen thuộc, sợ cái mới. Nếu mẹ thay đổi hoặc lấy đi món đồ bé thích bé hay căng thẳng, khó chịu, khóc nhiều…cần chú ý ngay lập tức và phát hiện sớm.

Khi họ thấy rằng con có một dấu hiệu nào đó, mẹ cần đánh giá toàn diện. Nếu trẻ chỉ có một hành vi duy nhất, không cần phải quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ nên tiếp tục quan sát, nói chuyện nhiều hơn với em bé, mang các em bé để chơi ngoài trời, tiếp xúc nhiều hơn với các trẻ khác.

Nếu trẻ đã 18-24 tháng mà vẫn không tăng trưởng và có hiện tượng chậm phát triển, phụ huynh được khuyến khích nên tiến hành đưa trẻ đi kiểm tra toàn diện, chuẩn đoán và có hướng điều trị sớm cho bé.

Nếu chẩn đoán tự kỷ, tốt nhất nên thực hiện trước 3 tuổi. Đó là thời điểm tối ưu để can thiệp điều trị. Ngoài ra, cha mẹ của trẻ có dấu hiệu tự kỷ cũng nên bình tĩnh, có tâm lý vững vàngtừ bỏ khái niệm "bệnh" mà chỉ coi đó như một "vấn đề tâm lý".

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Lá thư "gây bão mạng" của nữ nhà báo đang ở tâm dịch sởi

Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ tin vào phép màu.
(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)
Phải!
Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, những đau khổ và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.
Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời.

Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát.

Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.
(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)
Con trai của mẹ à?!
Con có nghe thấy không?

Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?!
Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương, lên thủ tướng đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”
Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”

Con trai của mẹ à?!
Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về.
Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.

Con trai của mẹ à?!
Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàn ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...
5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! Nhanh nhanh.

Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..!
Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.
Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi.

Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?
Nhưng con trai à?! Con biết không?
Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.
Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.
Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng.
Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng.
Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.
Chẳng mấy chốc, bài báo đó thu hút hàng ngàn người vào đọc, có những đồng nghiệp biết mẹ đã gọi điện, nhắn tin, người thì hỏi, người thì bảo mẹ “liều”, người thì bảo mẹ “chuẩn bị tinh thần”... Mẹ biết, mẹ không phải không coi trọng công việc, mà mẹ tin những việc mẹ nó ra thế này, nó chính thức công bố cho mọi người biết: Sởi không còn là căn bệnh thông thường nữa.
Ngay tối hôm đó, các đài truyền hình, các báo đã đưa tin đồng loạt con số chính xác là 118 bệnh Nhi tử vong. Con số đó, mẹ biết, vẫn chưa dừng lại. Nhưng bù lại, mẹ đã thấy sự vào cuộc quyết liệt của những đồng nghiệp ở các báo khác bên mình.

Sau đó là hàng loạt các bài mẹ viết về những nỗi đau, về tình hình dịch bệnh, về sự thiếu minh bạch trong thông tin gửi tới người dân. Có người nói rằng mẹ cảm tính, có người nói rằng mẹ đã không hiểu và chủ quan, coi thường nghề nghiệp. Nhưng  với 2 năm sống cùng người bệnh suy thận và mới ghép thận của bác con, mẹ tin mẹ đủ kinh nghiệm để giảm tối đa nhất sự lây lan vi khuẩn từ bên ngoài vào trong các phòng bệnh nhi ở khoa truyền nhiễm.

Mẹ biết, ở trong bài viết, mẹ đã đưa cảm tính của mình vào hơi nhiều. Nhưng không cảm tính thế nào được khi hàng ngày mẹ chứng kiến, hàng giờ mẹ chứng kiến những nỗi đau cứ chất chứa lên nỗi đau. Đến khi có những người phải thốt lên với mẹ: Có những ngày, tôi chứng kiến, các em bé tử vong nhiều quá, cứ 2 ngày có tới 36 bệnh Nhi rời viện.

Họ rời viện, họ biết về đâu? Phải, về nhà. Về nhà để nằm chờ những hơi thở cuối cùng lịm đi trong sức khỏe yếu ớt và những đau thương của bố mẹ các em bé không biết gửi nơi đâu.

Những lời kêu gọi gửi thêm máy thở, gửi thêm máy tiêm, hãy cứu lấy các cháu bé vô tội vài tháng tuổi đang đối diện với nguy cơ cứ hàng ngày hiện lên, truyền đi. Những thông điệp đó đã kéo gần tất cả con người lại với nhau. Hơn ai hết, mẹ hiểu lúc này đã đến lúc chúng ta sống vì cộng đồng.

Những món tiền nhỏ liên tục được gửi tới gia đình các em, góp 1 tay vào nền kinh tế vực lên sự sống đang mỏi mòn.
Những hộp sữa, những chiếc chăn, chiếu, hoa quả, nước uống được lần lượt chuyển tới tay người nhà bệnh nhân mong họ kiên cường.
Những giọt nước mắt cảm thông, những lời nói cảm ơn, những ánh mắt kiên quyết cứ mỗi ngày.. mỗi ngày được nhân lên.

Con trai của mẹ à?!
Con nhìn đi..!
Kìa, các em bé kia đã rời bệnh viện với hy vọng sống còn vẫn còn vương trên nét mặt
Những lời động viên, khoanh vùng dịch bệnh đã được mọi người chung tay giúp đỡ
Những lời sẻ chia, tư vấn về dịch bệnh sởi đã được gửi đến từng nhà, từng nhà... Giúp mọi người có kiến thức hơn trong việc phòng chống cho con em mình.

Con trai của mẹ à?!
Mẹ nhớ con...
Khi gửi con cho bố, đi vào vùng ổ dịch, con biết không? Mẹ cũng sợ lắm. Mẹ sợ con lây cái dịch sởi đáng nguyền rủa này. Mẹ sợ ánh mắt của con không còn hướng vào mẹ nữa. Mẹ sợ lắm chứ.
Nhưng con vẫn ở đây, vẫn nắm lấy bàn tay mẹ
Bố con vẫn ở đây, vẫn động viên mẹ từng ngày, vẫn chăm sóc con từng giờ.
Ông bà vẫn gọi điện cho mẹ, dặn dò: Con cẩn thận nhé!
Mẹ biết, mẹ cần làm một điều gì đó để giảm tải thấp nhất những con số khủng khiếp kia. Những hành động nhỏ, sẽ tạo nên ý nghĩa lớn, sẽ giúp từng gia đình có niêm tin và đi lên.
Những em bé, còn rất bé...
Em Yến Nhi, em Trấn Thành, em Bảo Ngọc, em Hồ Phi, em Hà Hiền, em Minh Phương.... Tất cả các em bé đó nhờ những lòng hảo tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là: Phòng cấp cứu.
Cuộc chiến còn dài, nhưng mẹ tin tất cả rồi sẽ qua đi
Mẹ đã nhận được tin vui từ rất nhiều người mẹ khác. Người cảm ơn, người khóc, người vui mừng, người vẫn còn sự lo lắng... Nhưng nhìn lại mẹ biết, những hành động của mẹ, của những bạn bè, của những người ủng hộ và tin tưởng mẹ đã có kết quả tốt.

Nắng đã lên rồi, con trai ạ
Mẹ lại tiếp tục lên đường
Hôm nay, là ngày thứ 17 mẹ vào viện, đi từng căn phòng để hỏi thăm các em, để động viên các mẹ, để ghi lại những hình ảnh yêu thương này.

Con trai của mẹ à?!
Nghe tiếng thở đều đều của con bên tai, dù ở gần con, nhưng không được ôm ấp, mẹ thấy nhớ con vô cùng. Đẩy con đi xa mẹ hơn làm mẹ đau lắm, nhưng sẽ đau hơn nếu như những người mẹ khác không còn cơ hội ôm con của họ như mẹ đã ôm con và chắc chắn sẽ được ôm con (sớm thôi).

Vì vậy, hãy để mẹ đi, để con biết rằng: Đất nước mình, con người của dân tộc mình gắn kết lắm. Đừng vì những khó khăn mà vội tuyệt vọng, nghe chưa con?
Những số tiền nhỏ vẫn tiếp tục được gửi đến các em nhỏ hơn con rất nhiều. Con biết không, dù con số nhỏ, rất nhỏ nhưng có người đã ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ tin, họ đã cùng cực lắm rồi. Còn bao nhiêu cảnh đời nữa, họ vẫn còn đang chờ đợi, vẫn chờ những số tiền dù nhỏ nhoi nhưng cũng giúp được họ vượt qua chặng đường khó khăn này.
Con đừng buồn khi mẹ cứ đi mãi
Con đừng khóc khi mẹ về tránh xa con
Con đừng hờn dỗi khi mẹ không bế con nữa
Con đừng nói rằng mẹ không yêu con
Sẽ làm đau lắm, đau lắm.
Con biết không?
Tương lai của các mẹ là ở các con
Hãy yêu thương hơn những gì mà con nhận được. Con nhớ chứ? Con yêu của mẹ
Mẹ yêu con nhiều
Ku Tũn của mẹ à...!"

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Nhận biết đúng bệnh sởi trước khi đưa con vào viện

Có không ít phụ huynh không phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban có sự khác nhau thế nào. Điều này rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (BV Bạch Mai) sẽ giúp các mẹ sáng tỏ điều này.

Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội số lượng bệnh nhân nhập viện do sởi khá nhiều. Trong khi đó, bệnh sốt phát ban cũng ghi nhận nhiều ca mắc, nhưng có không ít phụ huynh chưa phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban, đó điều rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ.

Nhiều cha mẹ hoang mang
Thấy con trai 3 tuổi bị sốt cao, đến ngày thứ 3 thì nổi lấm tấm nhiều nốt đỏ trên da, lo con mình bị sởi, chị Phương thảo (Minh Khai - Hai Bà Trưng) liền đưa con đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, bác sỹ khẳng định, con gái chị chỉ bị sốt phát ban thôi vì cháu không có triệu chứng của bệnh sởi, còn các nốt đỏ trên da mấy ngày sẽ bay hết.

Ngược lại, bé Minh Khánh, 2 tuổi, cũng con trai chị Thu Hà (Trung Hòa - Cầu Giấy) bị sởi nhưng gia đình không biết lại tưởng bé chỉ bị sốt phát ban thông thường nên không đưa con đi khám cứ ở nhà điều trị, chỉ cho hạ sốt bằng thuốc Efferalgan. Sốt liên tục mấy ngày không khỏi kèm theo ho, khó thở và các nốt ban đỏ xuất hiện toàn thân dày đặc, chị mới đưa con đến khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai khám thì con chị đã bị bội nhiễm do sởi.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng. Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 - 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Còn sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính.

Để phân biệt rõ hai căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý phụ huynh, hai bệnh đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh. Giai đoạn này, sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 - 39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.
Hữu ích: Nhận biết đúng bệnh sởi trước khi đưa con vào viện 1
Nhiều mẹ không phân biệt được sởi và sốt phát ban đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc khi chăm con. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, sau đó, ở giai đoạn phát ban, nếu là phát ban thông thường, thì chỉ là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Còn nếu là phát ban do sởi lại có những đặc trưng như: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Nhận biết đúng bệnh là cơ sở để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra

Sự nguy hiểm của bệnh sởi dễ xảy ra với những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não, nhiều khi dẫn đến tử vong. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Hầu hết trường hợp tử vong khi bị bệnh sởi thường không do virus sởi gây ra mà do những biến chứng.

Sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Ngoài ra, đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y cho con, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch cho trẻ tới 95%.

Các mẹ có thể tiêm chủng cho con vaccine ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine được 3 tháng).


Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Thời gian vàng tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ




Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rấtcao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến90% sẽ truyền bệnh sang con, nhưng nếu trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trongvòng 24 giờ đầu sau khi sinh thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85%. Nhưng vẫncòn nhiều thắc mắc của các bà mẹ xung quanh vấn đề này như: vì sao lại là 24 giờđầu sau sinh? như vậy có sớm quá đối với một đứa trẻ mới chào đời không?



Virut viem gan B
Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sausinh?
Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất đểphòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọngvì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguycơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan vàxơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệphòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộnsau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụthể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năngphòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.
Ngoài ra, tiêm vaccin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốtphòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinhsớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong giađình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vếtxước, chảy máu. Ngay cả khi trẻ sơ sinh không bị nhiễm trong quá trình sinh đẻthì trẻ vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ bị nhiễm virut dotiếp xúc trực tiếp và gần gũi với mẹ.

Gan bị viêm
Có thể tiêm vaccin viêm gan B sau 24 giờ được không?
Tiêm vaccin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khisinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể (trong vòng 7ngày sau khi sinh).
Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh có sớm quákhông?
Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không phải làcan thiệp đầu tiên đối với trẻ sơ sinh. Tại cơ sở y tế, trẻ vẫn được tiêmvitamin K ngay sau khi sinh, vaccin BCG phòng lao cũng được khuyến cáo nên tiêmsớm sau khi sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chỉ đạo của Bộ Ytế, vaccin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinhvì đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từcác thành viên khác trong gia đình, những người xung quanh cho trẻ. Nhiều nướctrên thế giới đã áp dụng chiến lược này và đã thành công trong việc giảm tỷ lệnhiễm viêm gan B trong cộng đồng xuống dưới 1%. Tuy nhiên, trẻ mới sinh cũng cầncó thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, da hồng,bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vaccinmà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Những trường hợp nào không nên tiêm vaccin viêm gan B trongvòng 24 giờ sau khi sinh?
Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thămkhám trước. Trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khiđã bú tốt. Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, saukhi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thămkhám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻđang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia
Nguồn suckhoedoisong.vn

Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-tre-em/thoi-gian-vang-tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-n62-3957#sthash.hhKaGeWK.dpuf

 Tin liên quan:

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Sự thật về bài thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi”



Bên lề cuộc họp nóng của Bộ Y tế diễn ra ngày 16/4 tại BV Nhi Trung ương, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai bất ngờ trước thông tin bài thuốc “10 phút khỏi sởi” mà gần đây, nhiều bệnh nhân đưa con vào viện khám đều hỏi các bác sĩ.
Sự thật về bài thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi”

“Bệnh nhân hỏi bác sĩ cũng bất ngờ, sau hỏi ra mới biết, bài thuốc “10 phút khỏi sởi” mà mọi người đang lan truyền là sử dụng hạt, lá mùi nấu nước tắm cho trẻ. Theo các mẹ, chỉ cần 10 phút chuẩn bị là có nồi nước tắm lá, hạt mùi thơm phức mà lại hiệu quả phòng, chữa khỏi bệnh sởi. Thế nhưng tôi khẳng định, tắm nước lá, hạt mùi không thể khỏi được sởi”, PGS Dũng khẳng định.
Theo PGS Dũng, đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào về những bài thuốc dân gian như hạt, lá mùi chữa sởi. Tắm lá, hạt mùi chỉ là một biện pháp chăm sóc vệ sinh cơ thể. Không chỉ riêng lá mùi, mà bất cứ loại lá nào có tính sát khuẩn đều có thể dùng để tắm, mục đích là vệ sinh da trẻ sạch sẽ, phòng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Còn nói tắm nước lá, hạt mùi để khỏi bệnh sởi thì không có cơ sở.
“Bình thường trẻ nhỏ mắc sởi nếu nhẹ, không cần chăm sóc, điều trị đặc biệt gì đặc biệt bệnh vẫn tự khỏi. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày phòng bội nhiễm, dinh dưỡng tốt… sau vài ba ngày sởi sẽ khỏi”, PGS Dũng cho biết.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Chỉ có trong dân gian mọi người truyền nhau dùng lá mùi để tắm gội phòng một số bệnh chứ các bác sĩ không hề khuyến cáo như vậy. Đây cũng chỉ là một biện pháp tắm, sát khuẩn mà bác sĩ tây y hướng dẫn phụ huynh tắm cho con để phòng bội nhiễm vi khuẩn trên da. Tuy nhiên thay vì dùng các loại sát khuẩn, sữa tắm trẻ em thông thường thì dân gian thay bằng các loại lá có tính sát khuẩn nhưng lại mang hương thơm dễ chịu.

"Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin (hiệu quả bảo vệ 95%, còn 5% vẫn có nguy cơ mắc bệnh). Ở thời điểm đang có dịch hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng mũi họng chứ không có khả năng loại bỏ vi rút sởi hoàn toàn", PGS An khẳng định
Chuyên gia đông y, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam) cho biết: "Tuyệt đối không lấy hạt mùi và lá mùi đun nước tắm cho trẻ trong khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay". Hơn nữa tắm lá mùi, hạt mùi cũng mang tính sát khuẩn chứ không có nghĩa tắm lá mùi là khỏi bệnh sởi”.
Lá mùi, hạt mùi vẫn được dân gian sử dụng làm nước tắm, nhất là vào những dịp cuối năm tắm tất niêm với phong tục “tẩy trần” sạch sẽ đón năm mới, do lá mùi, hạt mùi có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu.

Các chuyên gia cho biết, thời tiết nắng ẩm của miền Bắc hiện tại là điều kiện lý tưởng cho vi rút sởi sinh sôi, phát triển và sống lâu. Vi rút này bị tiêu diệt nhanh khi nắng hanh, thông thoáng. Vì thế, tại mỗi gia đình, việc vệ sinh phòng ốc, nhà cửa thông thoáng là rất quan trọng. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp, lây nhiễm sởi. Khi đi ra chỗ đông người nên đeo khẩu trang y tế.

Với trẻ nhỏ, cần tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và luôn nhớ tiêm chủng đúng lịch cho trẻ để phòng bệnh chủ động nhất.




Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Dấu hiệu trẻ dị ứng sữa công thức

Nếu như bé nhà bạn bị nổi mẫn đỏ trên mặt sau vài phút uống sữa bột, đồng thời kèm theo mệt mỏi, quấy khóc bất thường là bé đã bị dị ứng sữa rồi đấy.
Một trong những dị ứng phổ biến nhất của trẻ sơ sinh là dị ứng với sữa bò mà sữa bò là thành phần chiếm nhiều nhất trong công thức của sữa bột. Và thật không may là khoảng 50% bé dị ứng với sữa bò cũng dị ứng với đối tác của nó là sữa đậu nành. Tin tốt là chỉ khoảng 2-3% trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bò trong mọi trường hợp. Bé của bạn sẽ không còn dị ứng nữa khi được 2 hoặc 3 tuổi.

Nguyên nhân bé dị ứng sữa bột công thức



Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công các protein trong sữa, “thấy” nó như là một vật thể lạ cần phải được tiêu diệt và vì vậy gây nên phản ứng dị ứng.
Tương tự thế cơ thể bé cũng sẽ không thể hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm theo sẽ là phản ứng dị ứng, nên bé có thể bị thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào những biểu hiện của dị ứng mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng.
Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bột công thức. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột (hoặc sữa bò) lúc còn bé thì có khoảng 50-80% cơ hội con của họ sẽ thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có ít nguy cơ phát triển những dị ứng với sữa bò hơn là trẻ được nuôi bằng sữa bột công thức. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không sao lí giải nổi tại sao một số trẻ dị ứng sữa còn số khác thì không.

Những triệu chứng của dị ứng sữa bột công thức
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài ( trung bình bé đi ị 2-4 làn/ngày và kéo dài trong hơn 5-7 ngày) và trong phân có máu thì đó là đáu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.
2. Nôn mửa
Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.
3. Phát ban
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
4. Cáu gắt
Trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ rất hay quấy khóc nhưng nếu quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường.
5. Cân năng giảm hoặc không tăng cân
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.
6. Xì hơi
Tất cả các bé sơ sinh đều ‘xì hơi’. Nhưng ‘xì hơi’ đi kèm cùng với một vài triệu chứng như trên thì có thể bé đang bị dị ứng sữa.
7. Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp
Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.
8. Chậm lớn
Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.
Triệu chứng của dị ứng sữa bò
Triệu chứng của dị ứng sữa bò (thành phần trong sữa bột công thức) nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi và thuộc 1 trong 2 kiểu phản ứng: nhanh hoặc chậm
Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân.

Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể dính ít máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ ở thể này sẽ qua tình trạng bất dung nạp sữa lúc 2 tuổi.

Khi nào cho con đến gặp bác sĩ
Nếu bạn cho rằng bé của bạn có thể bị dị ứng với sữa bột công thức bởi quan sát được những triệu chứng trên thì nên đưa bé đến bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ tham chiếu tiền sử bệnh của gia đình như là một trong những khả năng để phỏng đoán có yếu tố di truyền trên những triệu chứng của bé hay không. Sau đó bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và phân,làm các xét nghiệm da để có thể xác định bất kì chẩn đoán nào.
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu ngưng cung cấp sữa bột công thức trong khẩu phần ăn của bé trong một tuần sau đó cho bé ăn lại để xem có bất kì tác động tiêu cực nào không. Điều quan trọng là phải biết chắc rằng liệu bé có bị dị ứng với protein trong sữa hay không, nếu có bạn phải đảm bảo loại sữa và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng của bé.
Nguồn: Tổng hợp
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm  lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyên 19008908 hoặc 19008909 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.


Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em