TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Trẻ bị rôm sảy và ra mồ hôi trộm

Trẻ bị rôm sảy và ra mồ hôi trộm
Cháu bé nhà Tôi bị nóng trong, rất nhiều mồ hôi trộm và rôm. Tôi nghe mọi người mách cho cháu uống vitamin C, hôm trước đi mua hàng người bán hàng có giới thiệu bán cho Tôi sản phẩm có nhãn hiệu là "Small Baby" của Malaysia, Mã vạch của sản phẩm là 8888235130196. Tôi chưa yên tâm cho cháu sử dụng vì chưa hiểu rõ công dụng của sản phậm Rất mong nhận được sự tư vấn từ các Bác sĩ sớm nhất . Xin chân thành cảm ơn!
(Nguyen Thi Thu Hien)
Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm như sau:
 
1. Trẻ bị rôm sảy
 
Rôm sảy hay còn gọi là nổi mẩn da là một hiện tượng nổi lên những mảng đỏ gây ngứa và rát và nếu nặng có thể gây đến nhiễm trùng da cho trẻ.

 
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ chủ yếu là trong mùa hè trẻ bị nóng hay các bộ phận cơ thể trẻ như bẹn, cổ, mặt, bụng va lưng không được thoáng mát hay do trẻ không được tắm rửa sạch sẽ…
 
Chữa trị rôm sảy cho trẻ
 
- Việc chữa trị rôm sảy tương đối đơn giản và không tốn kém và bạn có thể dễ dàng thực hiện.
 
- Hãy bỏ bớt quần áo cho trẻ và hãy mặc cho trẻ quần áo nhẹ, thoáng mát khi thời tiết nóng bức.
 
- Nếu trẻ bị rôm sảy, bạn dùng 2 – 3 quả mướp đắng giã nhỏ hoăc xay lấy nước tắm cho trẻ, làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết.
 
- Dùng 1/2 quả chanh, bóp lấy nước cho tắm cho trẻ cũng là một phương pháp tốt giúp chống lại rôm sảy ở trẻ.
 
- Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phấn rôm cho trẻ, xoa đều lên khắp cơ thể trẻ sau khi tắm xong, bởi phấn rôm sẽ thấm hút làm cơ thể trẻ khô ráo, giúp hạn chế mồ hôi do vậy có tác dụng rất tốt phòng chống rôm sảy cho trẻ.
 
- Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
 
2. Trẻ bị ra mồ hôi trộm:
 
Mồ hôi "trộm" ở trẻ được hiểu là khi trẻ ở trong trạng thái ngủ, nghỉ, không vận động hay ăn uống nhưng mồ hôi túa ra liên tục ở phần đầu và lưng, thậm chí có thể gây ướt sũng quần áo. Hiện tượng trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân:
 
Mồ hôi "trộm" ở trẻ được hiểu là khi trẻ ở trong trạng thái ngủ
 
- Chủ yếu là do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi "trộm" không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
 
- Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
 
- Bé không cứng cáp, có dấu hiệu của còi xương.
 
Dấu hiệu nào đáng quan tâm?
 
Nếu là do môi trường xung quanh thì chỉ cần tạo không gian thoáng, mặc quần áo vừa phải và đắp chăn mỏng cho trẻ là ổn. Nếu do sự phát triển của cơ thể bé thì các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng cũng như tìm cách chạy chữa. Chỉ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, cải bẹ) trong nhiều ngày. Cho trẻ ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.
 
Trong trường hợp toát mồ hôi lạnh thì điều này mới đáng quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng toát mồ hôi lạnh là do suy dinh dưỡng. Lúc này, quá trình bài tiết mồ hôi lại càng làm cơ thể trẻ nhanh chóng suy kiệt, do sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn.
 
3. Khi nào cần bổ sung Vitamin C cho trẻ:
 
Trong cơ thể chúng ta, nhất là cơ thể trẻ em, chỉ cần một lượng vitamin nói chung và vitamin C nói riêng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ.
 
Vitamin C có vai trò rất quan trọng, nó tham gia vào nhiều chức năng sinh lý bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của chúng ta, trong đó có một số vai trò hay được nhắc đến như: tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vào sự liên kết vững bền của tế bào trong các tổ chức, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật nhất là các bệnh nhiễm khuẩn.
 
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là vitamin C rất không bền, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao cho nên những thức ăn được chế biến sẵn hoặc để lâu đều bị mất vitamin C; bên cạnh đó vitamin C là vitamin tan trong nước nên không tích lũy trong cơ thể, vì vậy nó cần được cung cấp hàng ngày.
 
Cách cung cấp vitamin C tốt nhất cho cơ thể nói chung và cho cơ thể trẻ em nói riêng là thông qua ăn uống, vì nó có rất nhiều trong rau xanh, củ quả tươi như cam, cà rốt, cà chua... nhưng với điều kiện là hoa quả phải còn tươi và cần cho trẻ ăn nhiều loại rau quả khác nhau.
 
Đối với bà mẹ đang cho con bú cần ăn nhiều rau quả hơn để tăng lượng vitamin C qua sữa, nếu người mẹ không đủ sữa hoặc nuôi con bằng sữa ngoài cần phải bổ sung cho trẻ vitamin C bằng hoa quả tươi hoặc vitamin C dạng thuốc. Tuy nhiên, vì con bạn còn quá nhỏ, hơn nữa, bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn trước khi bổ sung vitamin C cho cháu.
 
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Theo cachchuabenh.net

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net



Tags: triệu chứng hivtriệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hiv
 

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em