TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Trẻ bị chảy máu cam - có nguy hiểm?

Chảy máu cam rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt gây ra cho trẻ tâm lý sợ hãi.

Dưới đây xin giới thiệu một số cách xử lý cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu cam.

Nguyên nhân

Khoang trong của mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, khi khu vực này bị khô (hoặc bị kích thích) sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu. Các yếu tố gây nên chứng chảy máu cam ở bé là dị ứng; bé bị cảm lạnh; bé bị nhiễm trùng xoang; mũi của bé thiếu độ ẩm và những kích thích khác (ngoáy mũi, có vật lạ trong mũi, bị chấn thương mũi).

Thỉnh thoảng, nguyên nhân gây chảy máu có thể do trục trặc ở kết cấu mũi, ví dụ: cấu trúc dị thường hoặc sự phát triển không bình thường ở mũi.

Cách cầm máu

Trước tiên, bạn nên bình tĩnh, dỗ dành bé. Chảy máu cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm khi để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bạn nên ôm bé trong lòng và khẽ nghiêng người bé, ngả về phía sau. Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Có thể giữ động tác này trong vài phút, cho đến khi máu ở mũi bé ngừng chảy. Cùng thời gian này, bạn có thể “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho bé nghe, cho bé xem một cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của bé).

Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu. Nếu các mẹo trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.

Lưu ý: không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ).

Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.

Ngăn ngừa

Nếu không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho bé. Không nên cho bé nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng bé mắc dị ứng - yếu tố có thể gây nên chứng chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé.

Dấu hiệu phải lo lắng

Thông thường, hiện tượngđổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

- Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.

- Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

- Bé dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng.

- Bé chảy máu cam thường xuyên.

- Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

BS. NGUYỄN NGỌC LAN

Theo sức khỏe $ đời sống

Chú ý: Trên đây là một vài thông tin tham khảo về sức khoẻ trẻ em. Nếu có thắc mắc về sức khoẻ, tâm lý hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em